Vợ là ông thì chồng là tớ
Tìm kiếm "ban, buổi, hôm"
-
-
Vô duyên lấy phải vợ già
Vô duyên lấy phải vợ già
Ăn cơm phải đút, xin bà nuốt nhanh
Vô phúc lấy phải trẻ ranh
Vừa chơi, vừa phá tung hoành tứ tung -
Vợ xấu là vợ của mình
Vợ xấu là vợ của mình
Ngoài vành thúng rách, trong vành lúa thơm -
Võng này đan sợi đay già
-
Xin đừng chia xẻ tào khang
-
Xin đừng ghẹo gái có chồng
Xin đừng ghẹo gái có chồng
Cũng đừng phá hoại vợ chồng người ta -
Đói lòng ăn bát cháo môn
-
Xung quanh những họ cùng hàng
Xung quanh những họ cùng hàng
Coi nhau như ngọc, như vàng mới nên -
Trên trời có bấy nhiêu sao
Trên trời có bấy nhiêu sao
Công ơn cha mẹ cũng bao nhiêu lần -
Thương con man mác đại dương
Thương con man mác đại dương
Con thương cha mẹ có thường vậy không? -
Gió nam non thổi lòn cánh cửa
Gió nam non thổi lòn cánh cửa
Vợ anh hư rồi biết sửa sao nên -
Bước vào phòng học gọi chồng
Bước vào phòng học gọi chồng
Trở ra sắp gánh, sắp gồng ra đi
Không đi thì chợ không đông
Đi ra một bước thương chồng, nhớ con -
Ai ơi chớ lấy chồng chung
Ai ơi chớ lấy chồng chung
Chồng chung hai vợ một mùng
Day qua con vợ nọ, chọc khùng con vợ kia -
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh, cau trắng cay nồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên -
Ra đi mẹ dặn mấy lời
-
Không cầu ông Phật trong nhà
Không cầu ông Phật trong nhà
Lại đi cầu khẩn quỷ ma ngoài đường -
Anh ở làm sao cho vợ anh thôi
Anh ở làm sao cho vợ anh thôi
Bây giờ khóc đứng, than ngồi với ai? -
Chanh chua thì khế cũng chua
Chanh chua thì khế cũng chua
Thương nhau ruột thịt ganh đua làm gì -
Cháu ngoại thương dại thương dột
Cháu ngoại thương dại thương dột
Cháu nội chẳng vội gì thương -
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Chú thích
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Mạn
- Mượn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.