Tìm kiếm "ăn ngủ"
-
-
Kẻ ăn rươi, người chịu bão
-
Ăn mũi, ẻ lái, đái xung quanh
-
Ăn quà như lái quét
-
Giàu hay mần, bần hay ăn
Giàu hay mần, bần hay ăn
-
Được vạ thì má đã sưng
Được vạ thì má đã sưng
-
Khôn ra miệng, dại ra tay
Khôn ra miệng, dại ra tay
-
Ăn ở như bát nước đầy
Ăn ở như bát nước đầy
-
Có cá đổ vạ cho cơm
Có cá đổ vạ cho cơm
-
Bún Cổ Đô, ngô Kiều Mộc
-
Ăn một miếng, tiếng muôn đời
Dị bản
Ăn một miếng, tiếng một đời
-
Sống mặc vải bùi chết vùi vàng tâm
-
Ăn quận Năm, nằm quận Ba, xa hoa quận Nhất, cướp giật quận Tư
-
Giàu Phương Để, phong thế Trí An
-
Ăn cho, buôn so
-
Méo miệng đòi ăn xôi vò
-
Đi nước Lào ăn mắm ngóe
-
Ăn mật trả gừng
-
Công cấy công bỏ, công làm cỏ công ăn
-
Mây ấp rú Xước hứng nước cho mau
Chú thích
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Ăn như hùm đổ đó
- Về câu thành ngữ này, trong cuốn Các con vật trên rừng dưới biển, nhà văn Đoàn Giỏi giải thích như sau: "Những khi chẳng bắt được mồi, bị cơn đói thúc bách, mà gặp chiếc đó của người đặt bắt tôm, tép ở các bờ suối, bờ sông thì hổ cũng không bao giờ từ chối. Nó lẹ làng dùng hai chân trước bưng lên, ngửa cổ há họng, đổ cả chiếc đó đầy tôm, tép vào miệng và liếm mép cái xong, chuồn ngay."
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Kẻ ăn rươi, người chịu bão
- Rươi thường xuất hiện trước khi có mưa bão. Khi có rươi, chỉ có một số ít người được ăn (tự đánh bắt hoặc mua), nhưng tất cả mọi người phải chịu chung cảnh mưa bão ấy.
-
- Ẻ
- Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn mũi, ẻ lái, đái xung quanh
- Sinh hoạt của người làm nghề chài lưới, lênh đênh sông nước.
-
- Lái quét
- Người quét rác ở chợ.
-
- Cổ Đô
- Một làng cổ trước đó có tên là An Đô, sau lại đổi là An Bang, thuộc huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây, nay thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội . Xưa làng nổi tiếng với nghề dệt lụa (lụa Cổ Đô là loại lụa tiến vua) và truyền thống hiếu học.
-
- Kiều Mộc
- Một làng xưa thuộc tổng Mộc Hoàn, nay thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội.
-
- Vải bùi
- Loại vải được dệt ở làng Phượng Lịch (tên Nôm là Kẻ Trạch, nay là xóm 3, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
-
- Vàng tâm
- Còn gọi là cây mỡ, một loại cây thuộc họ Mộc lan, cho gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, không nứt nẻ hoặc biến dạng khi khô, được dùng làm đồ nội thất, mỹ nghệ, đóng quan tài.
-
- Ăn quận Năm, nằm quận Ba, xa hoa quận Nhất, cướp giật quận Tư
- Ở Sài Gòn trước đây (và thành phố Hồ Chí Minh trong thời bao cấp), quận 5 có nhiều quán ăn ngon, quận 3 có nhiều biệt thự, quận 1 có nhiều hàng xa xỉ phẩm, còn quận 4 có nhiều băng nhóm du đãng.
-
- Phương Để
- Một xã nay thuộc địa phận xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
-
- Trí An
- Một xã nay là thôn Trí An thuộc xã Nam Hoa, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
-
- Ăn cho, buôn so
- Trong chuyện ăn uống thì có thể dễ dãi, nhưng trong chuyện buôn bán thì phải tính toán hơn thiệt kĩ càng.
-
- Xôi vò
- Xôi nấu rồi trộn đều với đậu xanh chín giã nhỏ.
-
- Méo miệng đòi ăn xôi vò
- Xôi vò là thứ xôi rơi từng hột. Người méo miệng mà ăn xôi vò thì hột xôi sẽ rơi vãi hết. Câu này nghĩa bóng chê người không biết thân phận, đi đòi hỏi những điều mình không thể hưởng được.
-
- Đi nước Lào ăn mắm ngóe
- Có ý nghĩa như câu Nhập gia tùy tục.
-
- Ăn mật trả gừng
- Ăn thứ ngon ngọt, trả thứ đắng cay. Ý nói được người đối đãi tử tế, lại đối xử với người không ra gì.
-
- Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn
- Công cày cấy không có ý nghĩ quyết định bằng công chăm sóc (làm cỏ, bón phân, tỉa cành v.v.).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Núi Xước
- Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.