Áo rách vai vá hoài vá hủy
Mẹ có chồng không nghĩ đến con
Trái bầu trái bí còn non
Cầm dao cắt ruột, bỏ con sao đành
Tìm kiếm "cát vận"
-
-
Trời mưa cho ướt lá cà
Trời mưa cho ướt lá cà
Biết mặt nàng đấy biết nhà nàng đâu
Một là ở chốn đầu cầu
Hai là cắt cỏ chăn trâu cho người -
Kẻ Dầu có quán Đình Thành
-
Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ
Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ
Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi
Xuống sông gánh nước đụng chỗ cát bồi, khe khô! -
Vè trái cây
Nghe vẻ nghe vè
Nghe vè trái cây
Dây ở trên mây
Là trái đậu rồng
Ðủ vợ đủ chồng
Là trái đu đủ
Cắt ra nhiều mủ
Là trái chuối chát
Mình tựa gà ác
Trái khóm, trái thơm.
Cái đầu chôm bôm
Là trái bắp nấu
Hình thù xâu xấu
Trái cà dái dê … -
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn
Người bao nhiêu tuổi hãy còn đương xinh
Tai nghe lời nói hữu tình
Chim lồng khôn lẽ cất mình lên cao. -
Thấy anh ra vẻ học trò
Thấy anh ra vẻ học trò
Lại đây em hỏi con cò mấy lông?
– Em về đếm cát bờ sông
Đếm coi mấy hạt anh nói lông con cò -
Thân em như bộ lư đồng đỏ bên Tàu
-
Này rìu này đục sẵn sàng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tay em cầm tấm lụa
-
Đấy có dao, đây có gươm kề nách
Đấy có dao, đây có gươm kề nách
Thuận nhân tình, cắt vách sang chơi! -
Thương nhau vì nết chẳng hết chi người
-
Nghé ơ nghé
Nghé ơ nghé
Nghé bông hay là nghé hoa
Như cà mới nở
Mẹ cõng xuống sông
Xem rồng lấy nước
Mẹ gọi tiếng trước
Cất cổ lên trông
Mẹ gọi tiếng sau
Cất lồng lên chạy
Lồng ba lồng bảy
Lồng về với mẹ
Nghé ơ
Mày như ổi chín cây
Như mây chín chùm
Như chum đựng nước
Như lược chải đầu
Cắn cỏ ăn no
Kéo cày đỡ mẹ
Việc nặng phần mẹ
Việc nhẹ phần con
Kéo nỉ kéo non
Kéo đến quanh tròn
Mẹ con ta nghỉ
Ông khách hỏi mua
Nhà ta chả bán
Ông khách hỏi hoạn
Nhà ta chẳng cho
Nghé ơ -
Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ
-
Ai kêu ai réo bên sông
-
Yêu lắm làm chi
-
Bạc tình chi lắm hỡi chim
-
Cậu lính là cậu lính ơi
Cậu lính là cậu lính ơi
Tôi thương cậu lắm, nắng nôi thương hàn
Lính này có vua, có quan
Nào ai cắt lính cho chàng phải đi
Trời ơi sinh giặc mà chi
Nay trẩy kim thì, mai trẩy kim ngân
Lấy nhau chửa được ái ân
Chưa được kim chỉ, Tấn Tần như xưa
Trầu lộc em phong lá dừa
Chàng trẩy mười bốn, em đưa hôm rằm
Rủ nhau ra chợ Quỳnh Lâm
Vai đỗ gánh xuống, hỏi thăm tin chồng
Xót xa như muối bóp lòng
Nửa muốn theo chồng, nửa bận con thơ -
Anh đi lấy vợ cách sông
-
Chén tình là chén say sưa
Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa trên đầu
Lược tình em chải trên đầu
Gương tình soi mặt làu làu sáng trong
Ngồi buồn nghĩ đến hình dong
Con dao lá trúc cắt lòng đôi ta
Duyên đôi ta thề nguyền từ trước
Biết bao giờ ta được cùng nhau?
Tương tư mắc phải mối sầu
Đây em cũng giữ lấy màu đợi anh.
Chú thích
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Kẻ Dầu
- Vùng đất đã sinh ra truyền thuyết về bánh chưng, bánh dày, nay là phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tương truyền Dữu Lâu xưa có làng Quýt, làng Trầu, có chợ Dầu nổi tiếng, có vùng trồng lúa nếp thơm đặc biệt, có kho chứa thóc gọi là “lầu để của.” Dữu Lâu cũng là một vùng quê còn giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, phân bố đều ở tất cả các thôn, trong đó có những di tích điển hình, mang đậm dấu ấn văn hóa của một làng Việt cổ như đình Dữu Lâu, đình Bảo Đà, đình Hương Trầm, đình Quế Trạo... Tại đây vào mùa xuân hằng năng có có cuộc thi dân gian: thi nấu cơm, thi làm cỗ, thi làm bánh...
-
- Quán Đình Thành
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Quán Đình Thành, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bạch Hạc
- Tên làng nay là một phường thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, ngay ngã ba nơi giao nhau giữa sông Đà, sông Lô và sông Hồng. Xưa kia đây chính là Phong Châu, kinh đô của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương. Hằng năm vào tháng giêng và tháng ba, tại Bạch Hạc tổ chức lễ hội giỗ Tổ, nổi tiếng với cuộc đua thuyền trên sông Lô và tục cướp cầu.
-
- Đậu rồng
- Còn gọi là đậu khế, hay đậu xương rồng, hoặc đậu cánh, thuộc loại thân thảo leo, nếu được dựng giàn, đậu rồng có thể bò lan trên 3m. Đậu rồng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, giàu dinh dưỡng lại rất dễ trồng.
-
- Đu đủ
- Loại cây ăn quả rất thường gặp ở Việt Nam. Quả đu đủ có thể ăn xanh (làm nộm, hầm, hoặc làm mắm) hoặc ăn chín.
-
- Chuối chát
- Chuối hột lúc còn non, thường được dùng trong các món trộn hoặc rau sống.
-
- Khóm
- Loại cây có họ hàng với dứa, ở mép lá có răng như gai nhọn, khi chín quả không có màu vàng như dứa. Ở một số vùng người ta cũng gọi chung khóm và dứa là một.
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Cà dái dê
- Còn có tên là cà tím, quả mọng nhiều cùi thịt, chứa nhiều hạt nhỏ và mềm, được dùng để chế biến thức ăn trong nhiều nền ẩm thực Á, Âu. Tên cà tím và cà dái dê đều không thực chính xác vì có nhiều quả cà tím không mang màu tím, hay không có hình thù như dái dê.
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).
-
- Đánh ngạch
- Đào ngạch ăn trộm. Xem Thợ ngạch.
-
- Cái rìu
- Dụng cụ dùng để chặt cây hay bửa củi. Rìu gồm lưỡi rìu nặng và sắc bén, rèn bằng sắt hay thép tra vào một cán gỗ. Trước đây, rìu còn lại một loại vũ khí dùng trong chiến tranh.
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Dây nảy mực
- Trước đây khi xẻ gỗ (theo bề dọc), để xẻ được thẳng, người thợ cầm một cuộn dây có thấm mực Tàu, kéo dây thẳng ra và nảy dây để mực dính vào mặt gỗ, tạo thành một đường thẳng. Hành động kéo dây nảy mực này cũng gọi là kẻ chỉ.
-
- Chàng
- Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thợ thuyền
- Công nhân (từ cũ).
-
- Đậu
- Đủ, đúng.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tây tà
- Có ý riêng tư (tây) và không ngay thẳng (tà).
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Ôm cầm
- Ôm đàn, trong văn chương thường được dùng để chỉ việc phụ nữ lấy chồng, tái giá, hoặc bỏ chồng cũ lấy chồng mới. Các thành ngữ ôm cầm thuyền ai, ôm đàn qua thuyền được cho là xuất phát từ lời thề nguyền chung thủy của nàng Kiều Oanh trong Thiên Hương Tập, khi nàng nói với chồng rằng: Thiếp đã đem thân theo chàng, dẫu nát ngọc chìm châu, cũng không ôm đàn tỳ bà qua thuyền khác.
-
- Châu
- Nước mắt. Người xưa ví nước mắt như giọt châu (ngọc).
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương
(Truyện Kiều)
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Đom đóm
- Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.
-
- Tra hạt
- Đặt hạt giống cây vào vùng đất đã được vun xới, tạo luống, tạo lỗ, chuẩn bị cho việc trồng cây.
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Ngoắc
- Vẫy (phương ngữ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Thương hàn
- Bệnh cảm lạnh theo Đông y (lưu ý phân biệt với bệnh thương hàn của Tây y, một bệnh về đường tiêu hóa).
-
- Kim thì
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim thì, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kim ngân
- Vàng bạc (từ Hán Việt).
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Quỳnh Lâm
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.