Ca dao Mẹ

  • Ra vườn ngắt một cành chanh

    Ra vườn ngắt một cành chanh
    Con dao lá trúc gọt quanh tứ bề
    Đôi ta đã trót lời thề
    Con dao lá trúc để kề tóc mai
    Bây giờ chàng đã nghe ai
    Nghe trăng nghe gió, nghe ai mặc lòng
    Tưởng rằng chàng ở một lòng
    Ngờ đâu chàng lại đèo bòng đôi nơi
    Ở đây gần đất xa trời
    Chăn bông chàng kết với người tri âm
    Chàng xuôi em vẫn âm thầm
    Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
    Ruột gan chín khúc héo khô
    Thương chàng vì nỗi tương tư đêm ngày
    Nhớ chàng như bát nước đầy
    Để em chuốc lấy chẳng rày mình hao
    Đôi tay cầm lấy con dao
    Tưởng như cắt ruột mà trao cho chàng

  • Bình luận

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Dao lá trúc
    Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
  2. Tứ bề
    Bốn bề, xung quanh.
  3. Đèo bòng
    Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
  4. Tri âm
    Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
  5. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  6. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  7. Huê
    Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
  8. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  9. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  10. Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
  11. Cắm thẻ ruộng
    Cắm thẻ để nhận và xác định chủ quyền của một mảnh ruộng.
  12. Cắm nêu ruộng
    Cắm cây nêu để báo cho mọi người biết là ruộng đang bị tranh chấp hay bị thiếu thuế, không ai được mua lúa, gặt hái.
  13. Vông đồng
    Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.

    Cây vông đồng

    Cây vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

  14. Này (phương ngữ Trung Bộ).
  15. Mình ve
    Mình gầy như xác con ve.
  16. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  17. Thức nhấp
    Thức ngủ, tỉnh giấc (từ cũ). Cũng viết là thức nhắp.
  18. Đương
    Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Kỳ
    Kỳ lạ, lạ lùng (từ Hán Việt).
  20. Sơn
    Núi (từ Hán Việt).
  21. Thủy
    Nước (từ Hán Việt), cũng chỉ sông nước.
  22. Phùng
    Gặp gỡ (từ Hán Việt).
  23. Tri
    Biết (từ Hán Việt).
  24. Kháp
    Khớp, ăn khít vào nhau. Cũng dùng với nghĩa là "gặp mặt."
  25. Nường
    Nàng (từ cũ).