Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Giòi trong xương giòi ra
    Bà con trong nhà hại nhau.
  2. Một xương một thịt
    Anh chị em cùng một cha mẹ mà ra.
  3. Khoai mài
    Một loại dây leo cho củ (gọi là củ mài, củ chụp hoặc củ hoài sơn). Củ mài ăn được và còn có tác dụng chữa bệnh.

    Củ mài

    Củ mài

  4. Ả em du
    Chị em dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  6. Bịn
    Lỗ được trổ ở đầu cây gỗ để buộc dây vào kéo gỗ từ nơi khai thác về bến bãi. Dây dùng để buộc vào bịn gọi là chạc bịn.
  7. Ả em du như tru một bịn
    Chị em dâu trong gia đình (nên) đoàn kết, chung lưng đấu cật xây dựng gia đình như những con trâu cùng chung một chạc bịn để kéo gỗ.
  8. Bầu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Nác đấy
    Nước đái (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Bẩy nhau ả em du, lu bù là anh em rể
    Chị em dâu thường hay kích bác, hạ bệ nhau. Anh em rể gặp nhau thường bù khú vui vẻ.
  11. Quạnh
    Quạnh quẽ, vắng vẻ.
  12. Dấu
    Yêu (từ cũ).
  13. Dấu hoa vun cây
    Yêu thích hoa, cành thì nhớ vun gốc, chăm cây; nghĩa bóng nhắc con cháu phải nhớ nguồn cội.
  14. Nuôi con không phép kể tiền cơm
    Nuôi con là bổn phận tự nhiên của cha mẹ.
  15. Của mòn, con lớn
    Nuôi con phải tốn công tốn của.
  16. Tam Điệp
    Tên một dãy núi nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng Tây Bắc–Đông Nam, gồm có 3 ngọn. Trên dãy núi này cũng có đèo Tam Điệp, con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo: Đèo phía Bắc, đèo phía Nam, và đèo Giữa. Đèo Tam Điệp cũng có tên dân gian là Ba Dội (dội tiếng Việt cổ nghĩa là đợt, lớp).

    Một đèo, một đèo, lại một đèo,
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
    Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
    Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

    (Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương)

    Phòng tuyến Tam Điệp

    Phòng tuyến Tam Điệp

  17. Thu không
    (Trống hoặc chiêng) đánh vào mỗi mỗi chiều tối, lính huyện thu quân và đóng cổng thành (thành bảo vệ huyện đường) sau khi xem xét trong thành không có gì khả nghi.

    Kiều từ trở gót trướng hoa,
    Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.

    (Truyện Kiều)

  18. Bạo dái
    Kiêng sợ lắm; cũng có nghĩa là dái to. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình-Tịnh Paulus Của)
  19. Bạo đầu thì dại, bạo dái thì khôn
    Mới ban đầu mà táo bạo là dại, biết kiêng sợ dè dặt là khôn.
  20. Thâm tình
    Tình nghĩa sâu năng (từ Hán Việt).
  21. Đồng Tròn, đồng Quang
    Tên hai cánh đồng thuộc nay thuộc địa phận Bái Đô, Đô Mỹ, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
  22. Sề
    Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...
  23. Xảo
    Đồ đan bằng tre tương tự như giần nhưng có mắt thưa hơn nhiều, thường dùng để lọc lấy thóc và loại bỏ rơm rác. Động tác dùng xảo cũng gọi là xảo.
  24. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  25. Chợ phiên
    Chợ họp có ngày giờ nhất định.
  26. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  27. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.