Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Khau Co
    Tên một ngọn đèo thuộc Than Uyên, Lai Châu. Đây là nơi nghĩa quân Mường Lay, Mường Khoa ở địa phương chặn đánh thực dân Pháp kịch liệt ngày 20/11/1886 khi chúng tấn công lên Than Uyên.

    Phong cảnh trên đèo Khau Co, Than Uyên

    Phong cảnh trên đèo Khau Co, Than Uyên

  2. Khau Phạ
    Tên một ngọn đèo rất cao và hiểm trở nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời, hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời.

    Đèo Khau Phạ trên tuyến Quốc lộ 32 đoạn qua Mù Cang Chải

    Đèo Khau Phạ trên tuyến Quốc lộ 32 đoạn qua Mù Cang Chải

  3. Khau Riềng
    Cũng viết là Khau Giềng, tên một ngọn đèo thuộc bản Bó Lun, xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, Lai Châu.
  4. Hội An
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An

  5. Cao môn
    Nhà sang trọng (từ Hán Việt).
  6. Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.

    Quả lê

    Quả lê

  7. Lựu
    Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

    (Truyện Kiều)

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Hoa lựu

    Hoa lựu

    Quả lựu

    Quả lựu

  8. Ghềnh
    Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  9. Mả
    Ngôi mộ.
  10. Ếch tháng mười, người tháng Giêng
    Tháng mười tiết trời mát mẻ, côn trùng nhiều nên thịt ếch ngon. “Tháng giêng là tháng ăn chơi” nên con người ăn ngon, mặc đẹp, ăn nói dịu dàng.
    Cũng có ý kiến giải thích rằng tháng mười là thời kì ếch trú đông, còn tháng giêng là lúc trời lạnh, vì vậy đây là những thời điểm ếch thì gầy mà người thì xấu.
  11. Cầu thượng gia
    Tên đầy đủ là "thượng gia hạ kiều," một cấu trúc cầu có phía trên là nhà, phía dưới là cầu, thường gặp nhất ở các tỉnh Bắc Bộ. Cầu thường là nơi nối liền đôi bờ giữa khung cảnh có cây cao, bóng cả, lòng sông vừa phải, thuận tiện thi công vòm trụ, mái cầu giúp người bộ hành khi vào cầu có thể trú mưa, tránh nắng, an toàn như mái nhà của mình. Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan được cho là người tạo nên kiến trúc cầu này.

    Cầu thượng gia

    Cầu thượng gia

  12. Có ý kiến cho rằng chữ "sang" trong câu này nghĩa là "sang trọng."
  13. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  14. Ghe bầu
    Loại ghe (thuyền) đi biển chạy bằng buồm, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Ghe bầu ra đời từ giữa thế kỷ 16, có nguồn gốc tương đồng với loại thuyền prao (hay prau) của Mã Lai. Tên "ghe bầu" bắt nguồn từ tiếng Khmer xòm pầu.

    Hình vẽ ghe bầu và các dụng cụ đi biển của ngư dân Hoàng Sa

    Hình vẽ ghe bầu và các dụng cụ đi biển của ngư dân Hoàng Sa

  15. Mần bé
    Làm vợ lẽ (phương ngữ Nam Bộ).
  16. Tư lương
    Tư: lo nghĩ. Lương: đo lường. Tư lương: Đoán trước sự thể về sau.

    Đạo học ngày nay đã chán rồi
    Mười người đi học, chín người thôi
    Cô hàng bán sách lim dim ngủ
    Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi

    (Đạo học ngày nay - Tú Xương)

  17. Dật dựa
    Vật vờ (phương ngữ Trung Bộ).
  18. Ông phó
    Tên gọi dân gian của những người có học vị Phó bảng thời phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945). Đây là những người dự thi Hội mà không đủ điểm đỗ Tiến sĩ, được lấy đỗ thêm để khuyến khích, tên ghi vào một bảng phụ, nên gọi là Phó bảng. Theo Đại Nam thực lục, học vị này có từ năm 1829, do vua Minh Mạng chủ trương.
  19. Chàm
    Màu xanh gần với xanh lam và tím. Có một loại cây tên là cây chàm, được dùng để chế thuốc nhuộm màu chàm, được sử dụng để nhuộm vải. Thuốc nhuộm màu chàm cũng gọi là chàm. Việc nhuộm vải màu chàm cũng gọi là nhuộm chàm.

    Nhuộm chàm

    Nhuộm chàm

  20. Đông Ba
    Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.

    Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.

    Chợ Đông Ba ngày trước

    Chợ Đông Ba ngày trước

  21. Thọ Lộc
    Tên một làng cổ ven sông Thọ Lộc (thực ra là một đoạn của sông Như Ý chảy qua làng), được lập từ thế kỉ XVI, lúc ấy tên Thiên Lộc, đến đời vua Tự Đức (thế kỉ XIX) mới đổi thành Thọ Lộc. Địa phận làng nay chia rải rác ra các phường Phú Hội, Vĩnh Ninh và Phú Thuận, thành phố Huế.
  22. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  23. Sông Hương
    Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

  24. Khuynh thành
    Nghiêng thành (từ Hán Việt). Từ này thường đi đôi với khuynh quốc (nghiêng nước) để chỉ sắc đẹp của người phụ nữ.
  25. Thuyền mành
    Thuyền có buồm trông giống cái mành.

    Một kiểu thuyền mành ở Nghệ An xưa qua nét vẽ của JB Pietri trong sách Voilers d'Indochine (1949)

    Một kiểu thuyền mành ở Nghệ An xưa qua nét vẽ của J.B. Pietri trong sách Voilers d'Indochine (1949)

  26. Theo ông Thái Văn Kiểm, câu hò này nhắc đến một cuộc họp lịch sử của 773 bô lão, vào năm 1847, nhân ngày lễ tứ tuần của vua Thiệu Trị. (Cố đô Huế, trang 5, Nha Văn-hóa Bộ Quốc-gia Giáo-dục, năm 1960, Thái-văn-Kiểm biên soạn)