Muốn may thì phải có kim
Muốn hay thì ắt phải tìm người xưa
Ngẫu nhiên
-
-
Sáng gió may, tối quay gió nồm
-
Người ta đi cấy lấy công
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng. -
Nghịch như thọc trùn
-
Mẹ hiền lại gặp dâu hiền
Dị bản
Dâu hiền lại gặp mẹ hiền
Cái quần tám túm cũng liền như xưa
-
Giữa đường không tiện nói năng
-
Miệng lằn lưỡi mối
-
Thiếp gặp chàng như Ngưu lang gặp hội
-
Khi xưa tôi ở với cô
-
Hòn Gai có núi Bài Thơ
-
Lúng túng như thợ vụng mất kim
Lúng túng như thợ vụng mất kim
-
Ruộng gần bỏ cỏ chẳng cày
Ruộng gần bỏ cỏ chẳng cày
Chợ xa quà rẻ mấy ngày cũng điDị bản
Ruộng gần thì bỏ chẳng cày
Chợ xa nhiều gạo mấy ngày cũng đi
-
Tính về trình với mẹ cha
Tính về trình với mẹ cha
Phận tính là gái như hoa giữa đường
Tình trông thấy tính cũng thương
Tình về thu xếp quê hương cửa nhà
Tình về trình với mẹ cha
Rằng tình gặp khách đường xa quê người
Hồng nhan tình chín, tính mười
Muốn cho tình tính kết đôi giao hòa … -
Trách duyên trách số lỡ làng
Trách duyên trách số lỡ làng
Cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phai -
Người biết chẳng nói, người nói chẳng biết
Người biết chẳng nói, người nói chẳng biết
-
Một đêm quân tử nằm kề
Dị bản
-
Tiếc công mẹ đẻ ra anh
-
Đặt mâm so đũa hai hàng
Đặt mâm so đũa hai hàng
Không ăn mà thấy mặt chàng cũng no -
Đi đâu lướt thướt la tha
-
Thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào
Chú thích
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Dẽ giun
- Tên chung của một số loài chim lội nước có mỏ dài, thẳng, có màu lông xam xám, pha lẫn chút lấm tấm trắng mốc ở ngực và hai bên cánh. Ở một số địa phương, chim dẽ giun cũng được gọi là con choi choi hoặc con thọc trùn.
-
- Đúm
- Đốm (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Xửng mưa
- Bớt mưa, sắp tạnh mưa (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Miệng lằn lưỡi mối
- Miệng con thằn lằn và lưỡi con rắn mối, nghĩa bóng chỉ lời ra tiếng vào, lời nói thêm nói bớt của kẻ hạ tiện.
-
- Ngưu Lang, Chức Nữ
- Còn có các tên chàng Ngưu ả Chức hay ông Ngâu bà Ngâu, hai nhân vật trong truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ có mặt trong văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong phiên bản Việt Nam, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải, vì say mê nhau nên trễ nải công việc. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người ở đầu kẻ ở cuối sông Ngân, và chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đêm rằm tháng Bảy âm lịch, trên một cây cầu do đàn quạ bắc nên (gọi là cầu Ô Thước). Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa, người trần gọi là mưa ngâu.
-
- Hạc đỗ lưng quy
- Chim hạc đậu trên lưng rùa. Xem thêm hạc và hạc đầu đình.
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Hồng Gai
- Cũng gọi là Hòn Gai, tên cũ là Bang Gai hoặc Áng Gai, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối thế kỷ 19 trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền. Tại đây có mỏ Hòn Gai, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.
-
- Núi Bài Thơ
- Một ngọn núi đá vôi cao trên 200m, nay thuộc địa phận phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Có tên như vậy vì trên núi còn lưu lại bài thơ chữ Hán của vua Lê Thánh Tông (1468) và chúa Trịnh Cương (1729).
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Mán, Mường
- Tên gọi chung các dân tộc thiểu số miền núi (thường mang nghĩa miệt thị).
-
- Thất phu
- Người dốt nát, tầm thường (hàm ý coi khinh, theo quan niệm cũ).
-
- Cá bạc má
- Một loại cá biển, sống thành đàn, có thân hình thuôn dài, hơn dẹt sang hai bên. Đây là một trong những loại cá được đánh bắt nhiều ở nước ta, và được chế biến thành rất nhiều món ăn.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.