Nguiễn Sơn

Về vườn

Bài đóng góp:

Chú thích

  1. Khó
    Nghèo.
  2. Đá mài
    Ngày xưa (và ở một số vùng nông thôn, miền núi bây giờ) nhân dân ta mài dao cho sắc bằng một hòn đá rất cứng gọi là đá mài. Trước và trong khi mài, người ta vuốt nước lên hòn đá ấy.

    Mài dao kéo

    Mài dao kéo

  3. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  4. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  5. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  6. Chìu
    Chiều (cách phát âm một số vùng Trung và Nam Bộ).
  7. Mần vầy
    Làm như vậy (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Gá tiếng
    Cất tiếng (phương ngữ). Còn nói gá lời.
  9. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  10. Mặt mo
    Mặt dày như cái mo, thường có nghĩa chê bai.
  11. Nốt ruồi son
    Nốt ruồi có màu đỏ hồng.
  12. Phải tai
    Việc chướng mắt, khó coi (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Mai dong
    Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Chưn
    Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
  15. Khuê môn
    Cửa nhà trong, chỗ con gái ở (từ Hán Việt).
  16. Hắt
    Dứt khoát (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
  18. Sạ
    Trồng lúa bằng cách gieo thẳng hạt giống lúa xuống nước, không cần cấy.

    Gieo sạ

    Gieo sạ

  19. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  20. Nam tử
    Đàn ông, con trai (từ Hán Việt).
  21. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  22. Châu
    Hạt ngọc trai.
  23. Nguộc
    Ngọc (phương ngữ một số vùng Trung Bộ).
  24. Gió Lào
    Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
  25. Dùn
    Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  26. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  27. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  28. Dòm
    Nhìn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  29. Gẫm
    Ngẫm, suy nghĩ.