Những bài ca dao - tục ngữ về "son sắt":

Chú thích

  1. Sắt cầm
    Đàn sắt và đàn cầm, hai loại đàn của Trung Quốc. Tương truyền, đàn sắt do vua Phục Hy chế ra vào khoảng gần ba nghìn năm trước công nguyên, còn đàn cầm do vua Thuấn chế ra khoảng một nghìn năm sau đó. Đàn sắt và đàn cầm thường được đánh hòa với nhau, vì vậy chữ sắt cầm, duyên cầm sắt được dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

    Chàng dù nghĩ đến tình xa
    Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ

    (Truyện Kiều)

  2. Mược
    Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
  3. Lòng son
    Lòng bền vững không lay chuyển (cũng thường có cách nói: lòng son sắt, lòng son dạ sắt).
  4. Nghiên
    Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.

    Bút và nghiên mực Tàu

    Bút và nghiên mực Tàu

  5. Tháp Bánh Ít
    Còn có tên là tháp Bạc, là một cụm các tháp cổ Chăm Pa, hiện nay nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 10. Sách Đại Nam nhất thống chí trong mục “Thổ sơn cổ tháp” cho biết tục danh của tháp là Thị Thiện và giải thích rằng dưới chân núi xưa có quán bán bánh ít của một người đàn bà tên là Thiện.

    Tháp Bánh Ít

    Tháp Bánh Ít

  6. Cầu Bà Di
    Tên một cây cầu nay thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

    Cầu Bà Di

    Cầu Bà Di

  7. Bể dâu
    Từ tiếng Hán thương hải tang điền (biển xanh, nương dâu). Tiếng Việt ta có thành ngữ là bãi bể nương dâu. Theo Thần tiên truyện, tiên nữ Ma Cô nói với Vương Phương Bình rằng "Từ khi được hầu tiếp ông đến nay đã thấy biển xanh ba lần biến thành nương dâu."

    Các từ ngữ bể dâu, bãi bể nương dâu, dâu biển (biển dâu) đều chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.

    Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

    (Truyện Kiều)