Tướng lưỡi lợi hại phân rành
Dài mà mỏng, bẹp: dối quanh muôn lời
Bằng mà vừa lớn vừa dài
Thuộc hàng quý phái, lộc tài cao môn
Bài đóng góp:
-
-
Trai thương vợ mới gái nhớ tình xưa
Trai thương vợ mới
Gái nhớ tình xưa -
Trèo lên cây ớt rớt xuống bụi hành
Trèo lên cây ớt, rớt xuống bụi hành
Ai chẳng lòng thành, hành đâm đổ ruột -
Thứ nhứt rượu đã ngà ngà
Thứ nhứt rượu đã ngà ngà
Thứ nhì chàng ở phương xa mới về -
Yêu nhau chữ vị là vì
Yêu nhau chữ vị là vì
Chữ dục là muốn, chữ tùy là theo -
Xe chỉ buộc chân voi
Xe chỉ buộc chân voi
-
Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm -
Mặt đỏ như lửa thấy bụng chửa cũng sợ
Mặt đỏ như lửa, thấy bụng chửa cũng sợ
-
Trâu sút vó chó sút lông
-
Mi nhỏ như sợi chỉ mành
-
Chém cha cái nước sông Bờ
-
Mặt vàng đổi lấy mặt xanh
-
Những người lử khử lừ khừ
-
Đói vào kẻ chợ, đừng có vào rợ mà chết
Dị bản
Đói thì ra kẻ chợ, đừng lên rợ mà chết
-
Ai ơi về với Sông Hinh
-
Đàn ông gân trán nổi cao
-
Đàn bà tuổi mẹo là sang
-
Nhìn hoa thì dễ nhìn rễ thì khó
Nhìn hoa thì dễ
Nhìn rễ thì khó -
Nhơn trung sâu tợ như đào
Dị bản
Nhân trung sâu tựa như đào
Vang danh thế giới, anh hào ai đương
-
Ngón tay thon thỏn búp măng
Chú thích
-
- Cao môn
- Nhà sang trọng (từ Hán Việt).
-
- Sút
- Long ra, rời ra.
-
- Chỉ mành
- Sợi chỉ mỏng manh. Từ này thường dùng để chỉ những sự vật, sự việc không chắc chắn.
-
- Sông Đà
- Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).
-
- Báng nước
- Hiện tượng bụng trướng căng, rốn lồi, một triệu chứng của những bệnh xơ gan, suy tim phải, viêm đa màng, hội chứng thận hư...
-
- Đại Từ
- Một làng cổ phía nam kinh thành Thăng Long xưa, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Làng nằm bên đầm Đại (còn gọi là Linh Đàm).
-
- Vũ Ninh
- Tên một ngọn núi ở tỉnh Bắc Ninh, theo sự tích là quê của Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương). Thánh Gióng là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử), là người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước. Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra thời vua Hùng thứ 6 tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, do mẹ ông ướm chân vào một vết chân lớn trên đất về mang thai. Tuy lên ba nhưng Gióng không biết nói cười, đi đứng. Đến khi giặc Ân kéo đến bờ cõi, Gióng bỗng dưng cất tiếng gọi mẹ nhờ mời sứ giả của vua vào, đưa yêu sách đòi áo giáp, roi và ngựa sắt để đánh giặc. Chỉ trong mấy hôm, Gióng vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn, cưỡi ngựa sắt vua ban đánh giặc Ân tan tác. Đuổi đám tàn quân đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), Gióng cởi áo giáp, thả dao, cùng ngựa bay về trời.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Rợ
- Chốn rừng sâu nước độc.
-
- Tánh tình
- Tính tình (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Con giáp
- Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
-
- Nhân trung
- Phần lõm từ dưới mũi xuống đến giữa môi trên.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.