Nguiễn Sơn

Về vườn

Bài đóng góp:

Chú thích

  1. Găng
    Căng thẳng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Đụng
    Gặp phải (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Đài
    Cái gàu con dùng để kéo nước giếng. Người ta thường làm đài bằng mo cau gấp lại ở hai đầu, cán làm bằng hai thanh tre kẹp lại, gọi là bồ đài.
  4. Thiếp
    Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
  5. Ai hoài
    Buồn thương và nhớ da diết (từ cũ, dùng trong văn chương).
  6. Lẫm
    Nhà chứa thóc, có chỗ đọc trại thành lậm.
  7. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  8. Sậy
    Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.

    Bãi sậy

    Bãi sậy

  9. Đưng
    Một loại cây cỏ thân cao cùng họ với cỏ lác, cỏ bàng, có thân cắt ngang hình tam giác, mọc nhiều ở các vùng đầm lầy ngập mặn.

    Bụi cây đưng ở Bàu Sấu, Nam Cát Tiên

    Bụi cây đưng ở Bàu Sấu, Nam Cát Tiên

  10. Hèn lâu
    Đã lâu lắm rồi (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  11. Lạch
    Dòng nước nhỏ hơn sông.
  12. Đững
    Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
  13. Mãn
    Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
  14. Đồng Gieo
    Một địa danh nằm ở vùng hạ lưu sông Đà Nông, tỉnh Phú Yên.
  15. Nẫu
    Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
  16. Dông
    Bỏ chạy mất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Đạo hằng
    Đạo thường. Ý nói ăn ở bình thường, ngay thẳng, có đạo đức. Cũng nói là tính (tánh) hằng.
  18. Vìa
    Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
  19. Dầu
    Để đầu trần (phương ngữ).
  20. Dị
    Chê bai, xa lánh (phương ngữ Trung Bộ).
  21. Dục dặc
    Trắc trở, không thuận hòa (phương ngữ Phú Yên).
  22. Ông gấm
    Con beo, con báo hoa mai (phương ngữ).

    Báo hoa mai

    Báo hoa mai

  23. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  24. Chéo đinh
    Góc cổ áo (phương ngữ).
  25. Cửu lý hương
    Tên chung của một số loài cây có mùi thơm rất mạnh, thường được trồng vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc.

    Một loài cửu lý hương

    Một loài cửu lý hương

  26. Dã đầu
    Đắp thuốc lên trán để trị bệnh (phương ngữ).
  27. Cá sơn
    Tên chung của một số loại cá biển (sơn thóc, sơn gai, sơn đỏ, sơn trắng…). Cá sống theo từng đàn gần bờ, ngư dân thường dùng lưới mành để đánh bắt nguyên cả đàn (nên cũng gọi là cá mành sơn). Tùy loại mà cá được chế biến thành các món khác nhau như gỏi, kho tiêu, nấu canh ngọt, làm chả…

    Gỏi cá sơn - Ảnh: Tuy An

    Gỏi cá sơn trắng - Ảnh: Tuy An

  28. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  29. Chát là
    Ác là (phương ngữ Phú Yên).
  30. Lao lư
    Day dứt, xót xa (phương ngữ Trung Bộ).
  31. Chầu rày
    Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Chầu rày đã có trăng non
    Để anh lên xuống có con em bồng

    (Hát bài chòi)