Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Đỗ Mười
    Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (1991-1997). Cùng với người tiền nhiệm là Nguyễn Văn Linh, ông đóng vai trò rất lớn trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời góp phần giữ vững vị thế của Đảng Cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ.

    Bởi I myself cropped, original author is Lưu Ly at vi.wikipedia.org – cropped from original image here File:Đỗ Mười in UN Day of Vesak 2008.JPG, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=4109506

    Đỗ Mười

  2. Cả nước đau lòng, Hải Phòng phấn khởi
    Tháng 5 năm 1981, Hải Phòng xảy ra vụ cháy kho 5 (kho vải, một mặt hàng rất quan trọng trong thời bao cấp). Sau vụ đó, Hải Phòng "được" cấp cho số vải bị cháy dở, hoặc đã bị vòi cứu hỏa phun nước và hóa chất vào.
  3. Chân chữ bát
    Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
  4. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  5. Cà cuống
    Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.

    Con cà cuống

    Con cà cuống

  6. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  7. Ăn xó mó niêu
    Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
  8. Nói thả nói ví
    Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  9. Bò đất, ngựa gỗ
    Người hay vật bất tài, vô dụng.
  10. Vại
    Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.

    Vại nước

    Vại nước

  11. Hương Canh
    Tên nôm là làng Cánh hay Kẻ Cánh, thuộc huyện An Lãng, xứ Sơn Tây thời Hậu Lê, nay là thị trấn Hương Canh, huyện lị huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có phiên chợ Cánh, còn gọi là chợ Hương Canh, ngày xưa mỗi tháng họp tới 12 phiên vào các ngày hai, ngày tư, ngày sáu và ngày chín hàng tháng; trong đó ngày hai, ngày sáu là phiên chính, ngày tư ngày chín là phiên xép. Chợ Cánh có bán đủ các mặt hàng. Đặc biệt có dãy quán lò rèn luôn đỏ lửa để sửa chữa nông cụ tại chỗ cho bà con nông dân kịp lấy ngay. Ngoài ra Hương Canh còn nổi tiếng có nghề thợ xây. Làng có cả đường bộ, đường thủy và đường sắt chạy qua, rất thuận tiện cho giao thương.

    Lễ hội kéo song ở Hương Canh

    Lễ hội kéo song ở Hương Canh

  12. Mai
    Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.

    Hoa mai

    Hoa mai

  13. Trúc
    Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

  14. Tàu
    Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
  15. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  16. Phướn
    Cũng gọi là phiến hoặc phan, một loại cờ của nhà chùa, thường treo dọc, hình dải hẹp, phần cuối xẻ như đuôi cá.

    Phướn

    Phướn

  17. Bảo phướn
    Một loại phướn dùng trong các nghi lễ tôn giáo, chủ yếu của Phật Giáo, nhưng cũng được nhiều tôn giáo khác sử dụng.

    Bảo phướn

    Bảo phướn

  18. Có bản chép: "bóng phướn".
  19. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  20. Thuyền thúng
    Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.

    Chèo thuyền thúng.

    Chèo thuyền thúng.

  21. Một loại vải dệt thưa, thường dùng để may màn hoặc may tang phục.
  22. Bông vải
    Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.

    Bông vải

    Hoa bông vải

  23. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  24. Võng đào
    Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
  25. Áo trào
    Triều phục, trang phục của các quan mặc khi vào chầu vua. Cũng viết là áo triều.
  26. Gạo kho
    Gạo trong kho của nhà vua. Người làm quan thời xưa, ngoài lương tiền còn được cấp một lượng gạo nhất định tùy theo cấp bậc.
  27. Chum
    Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.

    Chum

    Chum

  28. Phải
    Gặp phải, đụng phải (những việc xấu, xui xẻo).
  29. Nâu
    Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.

    Củ nâu

    Củ nâu

  30. Chúa
    Chủ, vua.
  31. Mẫu thân
    Mẹ (từ Hán Việt).