Những bài ca dao - tục ngữ về "kho":

Chú thích

  1. La
    Thấp, gần mặt đất.
  2. Lê Ngô Cát
    Sử gia thời Tự Đức, người biên soạn và bổ sung cuốn Đại Nam quốc sử diễn ca, một cuốn sách về lịch sử nước ta dưới dạng thơ vè, nguyên là của một tác giả vô danh cuối đời Lê. Ông tự là Bá Hanh, hiệu Trung Mại, quê ở xã Hương Lang, huyện Chương Đức, tỉnh Hà Tây, nay thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Không tha thiết với công danh, nên làm quan không bao lâu thì ông cáo quan về vui thú điền viên. Ngày 20-5-1875, ông mất tại Cao Bằng, hưởng dương 48 tuổi.
  3. Có bản chép: có.
  4. Câu ca dao này tương truyền chính là của Lê Ngô Cát tự cười mình. Giai thoại kể, khi ông dâng tập Đại Nam quốc sử diễn ca lên vua Tự Đức, vua đọc đến đoạn “Triệu thị” (tức Bà Triệu) cưỡi voi đánh quân Ngô, liền phê “Như thế hèn cho đàn ông nước Nam lắm,” sau đó thưởng cho ông tấm lụa và hai đồng tiền.
  5. Khố
    Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.

    Đóng khố

    Đóng khố

  6. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  7. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  8. Võng đào
    Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
  9. Áo trào
    Triều phục, trang phục của các quan mặc khi vào chầu vua. Cũng viết là áo triều.
  10. Gạo kho
    Gạo trong kho của nhà vua. Người làm quan thời xưa, ngoài lương tiền còn được cấp một lượng gạo nhất định tùy theo cấp bậc.