Cất tiếng kêu lão thợ hàn
Thuyền em chảy nước có hàn được không?
Tìm kiếm "tiếng vọng"
-
-
Cất tiếng kêu cô mĩ nữ
-
Gá tiếng kêu với nẫu chèo thuyền
-
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu, sẽ đánh bên thành cũng kêu -
Lời ong tiếng ve
Lời ong tiếng ve
-
Kìa ai tiếng khóc nỉ non
-
Nghe đồn tiếng gái thiền quyên,
-
Lời qua tiếng lại
Lời qua tiếng lại
-
Ta nghe tiếng hát đâu đây
Ta nghe tiếng hát đâu đây
Ta về rút chiếc thuyền mây đi tìmDị bản
Vẳng nghe tiếng hát đâu đây,
Để ta bơi chiếc thuyền mây đi tìm
-
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Thấy em lịch sự lòng anh cũng mừng
Đêm trăng sáng chỉ có chừng
Đôi ta đã gặp thì đừng xa nhau -
Trên lầu tiếng chuông đánh rộ
Trên lầu tiếng chuông đánh rộ
Dưới nhà trống đổ tàn canh
Em đây năm bảy người giành
Như cá ở chợ, dạ ai đành nấy mua -
Dù hư tiếng vẫn thơm hoài
-
Ta nghe tiếng hát bên kia
Ta nghe tiếng hát bên kia
Ta về ta bảo mẹ cha sang mời -
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè
Dựng nêu thì dựng đầu hè
Để sân gieo cải, vãi mè mà ănDị bản
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Ba mươi tháng chạp dựng nêu trước nhà
-
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe -
Ôm bầu mang tiếng thị phi
Ôm bầu mang tiếng thị phi
Bầu không có rượu, uống gì mà say!
– Mang bầu tìm bạn cố tri
Tìm không gặp bạn li bì những sayDị bản
Đèo bòng mang tiếng thị phi
Bầu không có rượu lấy gì mà say?Mang bầu chịu tiếng thị phi,
Bầu không có rượu lấy gì mà say?
-
Người khôn nói tiếng nửa chừng
-
Quảng Nam nổi tiếng bòn bon
-
An Khê nổi tiếng Hòn Bình
-
Dù ai gieo tiếng ngọc
Dù ai gieo tiếng ngọc
Dù ai đọc lời vàng
Bông sen hết nhụy bông tàn
Em đây giữ tiết như nàng Nguyệt NgaDị bản
Chú thích
-
- Ông thôn
- Trưởng thôn.
-
- Thị thiềng
- Thị thành (cách phát âm ở một số vùng Nam Bộ).
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Nhãn tiền
- Nhãn là con mắt. Tiền nghĩa là "trước." Nhãn tiền dịch nghĩa là "trước mắt," thấy ngay nhãn tiền nghĩa là xảy ra ngay lập tức.
-
- Nêu
- Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Bầu
- Đồ đựng rượu làm từ vỏ bầu khô, hình thuôn, đáy tròn lớn, miệng nhỏ, giữa thắt lại.
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Cố tri
- Người quen biết cũ (từ Hán Việt).
Xưa từng có xóm có làng
Bà con cô bác họ hàng gần xa
Con trâu, con chó, con gà
Đàn cò, lũ sẻ, đều là cố tri.
(Mộc mạc - Võ Phiến)
-
- Nói nửa chừng
- Nói nửa vời, nói nước đôi.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Bòn bon
- Một loại cây cho trái ăn được, mọc nhiều ở các vùng rừng núi Quảng Nam (nơi bòn bon còn được gọi là lòn bon). Trái bòn bon còn có hai tên quý phái hơn do vua nhà Nguyễn ban: nam trân, tức "(trái) quý ở phương nam" và trung quân, tương truyền vì trong khi trốn tránh quân Tây Sơn, nhờ có trái bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân phò chúa mới cầm cự được. Ưu ái này còn được biểu hiện qua việc chạm hình bòn bon vào Nhân đỉnh, tức đỉnh thứ nhì trong Cửu Đỉnh ở sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Trước năm 1854 triều đình có đặt quan trông coi việc thu hoạch bòn bon ở thượng nguồn sông Ô Gia, tỉnh Quảng Nam để tiến kinh. Ba huyện Đại Lộc, Quế Sơn và Tiên Phước nay vẫn nổi tiếng là xuất xứ bòn bon ngon và ngọt.
-
- Chà viên
- Một loại cây cho trái rất thơm ngon, quý hiếm. Trái chà viên to cỡ ngón tay cái, màu xanh trong như ngọc, đặc biệt khi chín vẫn có màu xanh, rất thơm ngon, quý hiếm, chỉ có ở Bình Định. Ngày xưa trái này dành để tiến vua.
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Đường phèn
- Loại đường làm từ mía (như đường cát bình thường) nhưng công đoạn chế biến phức tạp hơn. Người ta làm đường phèn bằng cách nấu sôi đường cát với trứng gà và nước vôi, hớt bọt rồi thả những cái đũa có buộc các búi chỉ vào, để khô thành những cục đường kết tinh trong suốt gọi là đường phèn. Đường phèn có vị thanh và dịu hơn đường cát. Vì nhìn giống đá băng nên đường phèn còn có tên là băng đường.
-
- An Khê
- Tên một cái đèo giáp ranh giữa Bình Định và Gia Lai, đồng thời cũng là tên một trong hai thị xã của tỉnh Gia Lai. Khu vực An Khê đồi núi trập trùng, hiểm trở, nên được nghĩa quân Tây Sơn chọn làm căn cứ địa trong những ngày đầu kháng chiến.
-
- Hòn Ông Bình
- Một ngọn núi nhỏ ở chân đèo An Khê, tỉnh Bình Định. Theo Quách Tấn, Nước non Bình Định, Nam Cường xuất bản, 1967, tr.53:
Hòn Ông Bình nằm phía tây thôn Thượng Giang. Tuy cao chỉ có 793 thước, song trông rất kì vĩ và có vẻ bí hiểm. Cây cối sầm uất, ngó mịt mờ thăm thẳm như không có đường lưu thông. Nhưng sự thật thì có nhiều đường lối ra vào. Nơi triền phía Bắc, có đường đèo đi từ Đồng Hào ở ngả Đông, lên Trạm Gò. Cửu An ở ngả Tây. Đèo này gọi là Đèo Vạn Tuế, tuy ngắn song dốc và đá mọc lởm chởm nên rất khó đi. Ở triên phía Nam có con đường mòn chạy theo hướng Đông Nam để đến đèo An Khê.
-
- Quang Trung Nguyễn Huệ
- (1753 – 1792) Người anh hùng áo vải của dân tộc ta, người lãnh đạo phong trào Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai vương triều chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông là một trong những nhà chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử, với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Phượng cầu hoàng
- Nghĩa là "chim phượng trống tìm chim phượng mái," một khúc đàn được Tư Mã Tương Như gảy để tỏ tình với Trác Văn Quân. Ðây là một khúc đàn tình tứ lãng mạn:
Phượng hề phượng hề quy cố hương
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng
Thời vị ngô hề vô sở tương
Hữu diện thục nữ tại khuê phường
Thất nhĩ ngân hà, sầu ngã trường
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt ương hề cộng cao tườngTrong Bích Câu Kỳ ngộ có câu:
Cầu hoàng tay lựa nên vần
Tương Như lòng ấy Văn Quân lòng nào
-
- Trác Văn Quân
- Con gái của Trác Vương Tôn, người ở đất Lâm Cùng, đời Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Nàng là người con gái rất đẹp mà sớm goá chồng, thích nghe đàn. Khi nghe Tương Như vừa đàn vừa hát khúc Phượng cầu hoàng nàng đã đem lòng say mê rồi quyết bỏ nhà đi theo Tương Như.
Như chuyện Tương Như và Trác thị,
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng
(Hoa với rượu - Nguyễn Bính)