Tìm kiếm "Mưa sa"
-
-
Người sao như chỉ thêu màn
-
Rậm râu, sâu mắt thật là già
-
Công danh đeo đuổi mà chi
-
Chợ Phố hai ngày một phiên
-
Buồn về một tiết tháng giêng
Buồn về một tiết tháng giêng
May áo cổ kiềng người mặc cho ai
Buồn về một tiết tháng hai
Bông chửa ra đài người đã hái hoa
Buồn về một tiết tháng ba
Con mắt la đà trong dạ tương tư
Buồn về một tiết tháng tư
Con mắt lừ đừ cơm chả buồn ăn
Buồn về một tiết tháng năm
Chưa đặt mình nằm gà gáy chim kêu
Buồn về tiết tháng sáu này
Chồng cày vợ cấy chân chim đầy đồng
Bấy giờ công lại hoàn côngDị bản
Buôn bấc rồi lại buôn dầu
Buôn nhiễu đội đầu, buôn nhẫn lồng tay
Sầu về một tiết tháng giêng
May áo cổ kiềng người mặc cho ai
Sầu về một tiết tháng hai
Bông chửa ra đài người đã hái hoa
Sầu về một tiết tháng ba
Mưa héo ruộng cà nắng cháy ruộng dưa
Sầu về một tiết tháng tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng buồn ăn
Sầu về một tiết tháng năm
Chưa đặt mình nằm gà gáy sang canh
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhà tôi có bảy anh em
-
Ốc đồng nào, ốc ngon, ốc béo?
-
Ông trăng khuyết, ông trăng lại tròn
Ông trăng khuyết, ông trăng lại tròn
Gái tơ quá lứa, mất giòn, không xinh
Vẳng tai nghe lời nói hữu tình
Chim lồng không lẽ cất mình bay cao
Gớm ghê thay cái số huê đào
Cởi ra thời khó, buộc vào như chơi
Chàng Thúc sinh quen thói bốc trời
Trăm nghìn đổ một trận cười như không
Chường vô chăn gối loan phòng
Thiếp tôi ra tựa cái bóng đèn chong đêm dài
Vả thiếp tôi nay phận gái nữ hài
Thấy chàng quân tử tài trai anh hùng
Gương bạch Nhật sánh với quạt thanh phong
Sao chàng chẳng tới cái tiết mùa đông lạnh lùng
Chường nằm đâu nhủ thiếp tôi cùng. -
Trời gầm cóc nhái đua theo
-
Một giỏ cá mua không bằng cái cua ao Láng
-
Ăn quận Năm, nằm quận Ba
Dị bản
Ăn quận Năm
Nằm quận Ba
La cà quận Nhứt
Cướp giựt quận Tư
-
Nửa đêm sao sáng mây cao
Nửa đêm sao sáng mây cao,
Điềm trời nắng gắt, nắng gào chẳng sai
Ruộng khô nước cạn ai ơi
Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu -
Trời mưa răng rắc nước mắt chảy liên tu
Trời mưa răng rắc, nước mắt chảy liên tu
Rượu cầm tay uống giải sầu tư
Kiếp này không đặng, đi tu cho rồi!Dị bản
Ông trời mưa răng rắc, nước mắt chảy lưu liên
Rượu cầm tay uống giải buồn phiền
Kiếp này không gặp anh nguyền kiếp sau.
-
Giấn vốn chỉ có ba đồng
Giấn vốn chỉ có ba đồng
Nửa để nuôi chồng, nửa để nuôi tôi
Còn thừa mua cái bình vôi
Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn
Còn thừa mua nhiễu quấn khăn
Mua dăm vuông vóc may chăn cho chồng
Còn thừa mua chiếc thuyền rồng
Đem ra cửa bể cho chồng thả chơi
Còn thờ mua khám thờ trời
Mua tranh sơn thủy treo chơi đầu thuyềnDị bản
Lưng vốn chỉ có mười đồng
Phần để nuôi chồng, phần để nuôi tôi
Còn thừa mua cái bình vôi
Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn
Còn thừa mua nhiễu vấn khăn
Mua dăm vuông vóc may chăn cho chồng
Còn thừa mua chiếc thuyền rồng
Đem ra cửa bể cho chồng chèo chơi
Để chàng tùy thích, thảnh thơi
Danh lam thắng cảnh, ngược xuôi mặc lòng
-
Tua rua đi rắc mạ mùa
-
Bo bo còn phải độn mì
Dị bản
-
Nhờ trời mưa thuận gió hòa
Nhờ trời mưa thuận gió hòa
Nào cày nào cấy trẻ già đua nhau
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức nấy giữ màu nhà quê. -
Dưa gang một chạp thì trồng
-
Mua vải, bán áo
Mua vải, bán áo
Chú thích
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Cát nhòn
- Cát bị nước nên vón lại.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Chợ Phố Châu
- Chợ thuộc địa phận Phố Châu, nay là thị trấn huyện lỵ của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chợ Choi
- Một ngôi chợ nay thuộc địa phận xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Địt
- Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dam
- Còn gọi là dam, tên gọi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ của con cua đồng.
-
- Đồng Quan, đồng Chùa
- Hai cánh đồng thuộc địa phận xã Hà Lâm, nay là xã Yến Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Thúc sinh
- Một nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúc sinh có nghĩa là thư sinh họ Thúc. Thúc sinh là một thương nhân, đã có vợ là Hoạn Thư, song lại đem lòng yêu Thúy Kiều. Thúc sinh chuộc Kiều khỏi chốn lầu xanh và giấu vợ cưới Kiều làm lẽ. Hoạn Thư biết được, bắt cóc Kiều về hành hạ, Thúc sinh nhu nhược không dám làm gì, Thúy Kiều phải đến nương nhờ cửa Phật.
Khách du bỗng có một người
Kỳ tâm họ Thúc, cũng nòi thư hương
Vốn người huyện Tích Châu Thường
Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm Tri
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Hài
- Giày, dép. Thường được dùng để chỉ giày thời xưa.
-
- Bạch nhật
- Mặt trời sáng (từ Hán Việt).
-
- Thanh phong
- Gió mát (từ Hán Việt).
-
- Trời gầm
- Chỉ tiếng sấm khi trời sắp mưa, theo quan niệm của người xưa là ông trời đang gầm.
-
- Trùn
- Giun đất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Một giỏ cá mua không bằng cái cua ao Láng
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Tại xứ Hậu Đồng xã Trí An có cái ao Láng có giống cá cua ăn rất thơm ngon.
-
- Ăn quận Năm, nằm quận Ba, múa ca quận Một, trấn lột quận Tư
- Đặc điểm của mỗi quận thuộc Sài Gòn xưa: quận Năm nổi tiếng với ẩm thực của người Hoa; quận Ba nhiều dinh thự lộng lẫy; quận Một là trung tâm mua sắm, ăn chơi; quận Bốn dành cho dân lao động nghèo, nổi tiếng là nơi tụ tập, trú ẩn của giới xã hội đen.
-
- Liên tu
- Tua nhị của hoa sen, ý nói "không ngừng", lấy từ thành ngữ Liên tu bất tận (tuôn ra không dứt như tua sen).
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- Giấn
- Cũng viết là dấn, động tác cố thêm một chút để đặt mình/ sự vật vào tình trạng mới, môi trường mới nhằm đạt được mục đích. Ví dụ: dấn bước = bước cố thêm để đạt được mục đích; dấn thân = cố gắng thêm để đặt thân mình vào một môi trường, tình trạng mới; dấn men = nhúng cốt gốm sứ vào men trước khi nung; dấn vốn = vốn liếng có được sau khi cố gắng huy động.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Xanh
- Dụng cụ để nấu, làm bằng đồng, có hai quai, giống cái chảo lớn nhưng đáy bằng chứ không cong.
-
- Vuông
- Đơn vị dân gian dùng để đo vải, bằng bề ngang (hoặc khổ) của tấm vải (vuông vải, vuông nhiễu).
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
-
- Khám
- Vật làm bằng gỗ, giống như cái tủ nhỏ không có cánh, dùng để đặt bài vị, đồ thờ, thường được gác hay treo cao.
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Tiểu thử
- Tiểu thử (tiếng Hán: 小暑) là một trong 24 tiết khí của của lịch cổ đại sử dụng tại Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 7 dương lịch và kết thúc vào khoảng ngày 22 hay 23 tháng 7 dương lịch. Tiết khí đứng ngay trước tiểu thử là hạ chí và tiết khí kế tiếp sau là đại thử. Tiểu thử nghĩa đen là nóng nhẹ.
-
- Lập đông
- Nghĩa đen là "bắt đầu mùa đông," một trong 24 tiết khí của của các lịch cổ đại tại Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 11 dương lịch và kết thúc vào khoàng ngày 22 hay 23 tháng 11 dương lịch. Tiết khí đứng ngay trước Lập đông là Sương giáng và tiết khí kế tiếp sau là Tiểu tuyết.
-
- Bo bo
- Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Ghi tên mua mì
- Trong thời bao cấp, hàng hóa (nhất là lương thực thực phẩm) được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu. Muốn mua hàng, người dân phải đăng kí trước bằng các phiếu mua, nên gọi là "ghi tên mua mì."
-
- Tháng một
- Tháng thứ mười một trong âm lịch, tục gọi là tháng Một (không phải là nói tắt của "tháng Mười Một").
-
- Chạp
- Tháng thứ mười hai âm lịch. Có thuyết cho chạp do đọc trạch từ tiếng Hán lạp nguyệt mà ra.
-
- Tậu
- Mua sắm vật có giá trị lớn (tậu trâu, tậu nhà)...
-
- Ải
- Cày lật đất lên, tháo hết nước đi để cho đất phơi nắng. Ải đất trong canh tác nông nghiệp có mục đích khử trùng đất, giảm bớt các tác nhân gây bệnh cho hoa màu trong đất.
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.