Hôm nay có đám giỗ gần
Trong bụng bần thần chẳng muốn nấu cơm
Hôm nay có đám giỗ gần
Dị bản
Bữa nay có đám giỗ gần
Trong bụng bần thần không muốn đi xa
Bữa nay có đám giỗ gần
Trong bụng bần thần không muốn đi xa
Cười nụ hay là cười tình
Cười trăng cười gió hay mình cười ta?
Cười nụ hay là cười hoa
Cười trăng cười gió hay ta cười mình?
Làm thơ mà gửi cho mưa
Mưa đưa cho gió, gió đưa cho chàng
Con nhện ở trên mái nhà
Nó đương làm cỗ cúng bà nó mai
Nó rằng nó chẳng mời ai
Mời một ông chú với hai bà dì
Tiếng anh ăn học văn chương
Lại đây em hỏi: Chữ thương ai bày?
– Thương mây thương gió, chẳng có ai bày
Hai đứa mình nói chuyện lâu ngày ắt phải thương.
Tới đây lạ bến đậu nhờ
Vái trời bớt gió cho sóng trong bờ bớt chao
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây?
Sớm mưa, trưa nắng, chiều nồm
Cười đó khóc đó một mồm mà ra
Đêm qua gió bấc mưa dầm
Đèn lầm với bóng, bóng lầm với anh
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
Sau khi ông mất được nhân dân lập đền thờ, gọi là đền Lý Ông Trọng, và xưng tôn ông là Đức Thánh Chèm.