Mềm nắn, rắn buông
Tìm kiếm "xứ sở"
-
-
Mất lòng trước, được lòng sau
Mất lòng trước, được lòng sau
-
Vay chín thì phải trả mười
Vay chín thì phải trả mười
Phòng khi túng lỡ có người cho vay -
Tức mình cũng cứ dửng dưng
Tức mình cũng cứ dửng dưng
Chớ đừng liếc xéo, cũng đừng cười khinh -
Trọng người người lại trọng thân
-
Thổi quyển phải biết chuyền hơi
Dị bản
Thổi sáo phải biết chuyền hơi
Khuyên người phải biết lựa lời mà khuyên
-
Lời ngọt lọt đến xương
Lời ngọt lọt đến xương
Dị bản
Nói ngọt lọt đến xương
-
Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời
Miếng ngon nhớ lâu
Lời đau nhớ đờiDị bản
Miếng ngon nhớ lâu
Đòn đau nhớ đời
-
Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe
Biết thì thưa thốt
Không biết dựa cột mà nghe -
Cậy tài, cậy khéo, khoe khôn
-
Lưỡi không xương, trăm đường lắt léo
-
Xứ Đoài, xứ Bắc, xứ Đông
-
May sao gặp mụ xu xoa
-
Hèn lâu muối mới gặp dưa
-
Tiểu tôi tiểu kính, tiểu hiền
-
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời -
Cờ đến tay ai người ấy phất
Cờ đến tay ai người ấy phất
-
Một lời nói, được quan tiền tấm bánh
-
Ăn lắm thì hết miếng ngon
Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ -
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Chú thích
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Quản
- Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
-
- Đa ngôn
- Nói nhiều lời, quá mức cần thiết.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Xứ Đoài
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Sâm Đồng
- Tên làng Thâm đọc chệch đi, nay thuộc xã Hồng Phong, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nơi đây có mộ Trần Huệ Tông, gần ngôi mộ có miếu cổ thờ 7 đời vua nhà Trần.
-
- Xu xoa
- Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.
-
- Hèn lâu
- Đã lâu lắm rồi (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Vừa ưa
- Đúng lúc (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.