Tìm kiếm "ngũ hành"
-
-
Hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai
Dị bản
Bĩ cực thái lai
Gian nan vất vả hết rồi
qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai
-
Chín chữ cù lao
-
Bán mít chợ Đông
-
Đầu cua tai nheo
-
Lụa tốt xem biên, người hiền xem tướng
-
Lời chào cao hơn mâm cỗ
-
Ngồi lê đôi mách
-
Bắt cá hai tay
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.To đầu mà dại, bé dái mà khôn
-
Giấc mộng Nam Kha
-
Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay chết ngõng
-
Hoa thơm đánh cả cụm
-
Gái có chồng như chông như mác
Gái có chồng như chông như mác
Gái không chồng như rác như rơm. -
Gái có chồng như sông có nước
Gái có chồng như sông có nước
Gái không chồng như lược gãy răng. -
Bà huyện chết thì khách đầy nhà
-
Bán đong buông, buôn đong be
-
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa
Tiếng lành tiếng dữ đồn ba ngày đườngDị bản
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường
-
Một lời nói, quan tiền thúng thóc
-
Giận gần chết ngày tết cũng thôi.
Giận gần chết ngày tết cũng thôi.
Chú thích
-
- Lái quét
- Người quét rác ở chợ.
-
- Kinh Dịch có 64 quẻ, trong đó có quẻ bĩ và quẻ thái. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc, không thuận lợi, quẻ thái tượng trưng cho sự thuận lợi, hanh thông. Câu này có nghĩa khi nào sự bế tắc đến cùng cực (bĩ cực) thì sự hanh thông, thuận lợi sẽ tới (thái lai). Câu này nói ý hết khổ đến sướng, giống như câu “khổ tận cam lai” (khổ là đắng, cam là ngọt, đến tận cùng của sự cay đắng thì thời ngọt bùi sẽ tới).
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Cầu Đông
- Một phố cổ của Hà Nội, một trong những khu vực sầm uất nhất của Thăng Long - Hà Nội xưa, tương ứng với phố Hàng Đường ngày nay. Thời xưa, sông Tô Lịch chảy ngang Hà Nội từ sông Hồng, có cây cầu đá bắc qua sông (ở vị trí ngã tư Hàng Đường - Ngõ Gạch ngày nay) gọi là cầu Đông, người dân họp chợ ngay đầu cầu, gọi là chợ Cầu Đông hay chợ Chùa. Đoạn sông này bị lấp hoàn toàn vào năm 1889, cầu cũng không còn, và người Pháp giải tỏa chợ Cầu Đông và chợ Bạch Mã (họp quanh đền Bạch Mã), dời các hàng quán vào Đồng Xuân. Phố Cầu Đông nằm bên cạnh chợ Đồng Xuân ngày nay là một phố mới, đặt tên để kỉ niệm phố Cầu Đông cũ.
Lọ là oanh yến hẹn hò,
Cầu Đông sẵn lối cầu Ô đó mà.
(Bích câu kì ngộ - Vũ Khắc Trân)
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Chợ Tây
- Có ý kiến cho rằng đây là một chợ ở khu vực bến xe Kim Mã hiện nay.
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Chợ Huyện
- Một chợ ở huyện Thọ Xương, nay thuộc khu vực Nhà Thờ Lớn, Hà Nội.
-
- Quyến
- Lụa trắng mỏng.
-
- Tai
- Mang cá (chữ Hán).
-
- Cá nheo
- Miền Bắc gọi là cá leo, một loài cá thuộc họ cá da trơn, có thân rất dài và dẹp. Thân và đầu không có vảy. Đầu khá to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, rạch miệng xiên dài kéo qua khỏi mắt, có hai đôi râu.
-
- Đầu cua tai nheo
- Nghĩa đen là đầu con cua đi với mang cá nheo, nghĩa là chuyện chắp vá chẳng đâu vào đâu.
-
- Biên
- Mép chạy suốt chiều dài xấp lụa, ở hai đầu khúc lụa, được dệt thật chắc để giữ các sợi ngang không nhích tới nhích lui, nhất là để các sợi dọc không tuột ra. Muốn biết lụa có tốt hay không, người ta thường xem biên lụa. Biên săn và mịn thì lụa mới tốt, mới bền.
-
- Tướng
- Vẻ mặt và dáng người nói chung, thường được coi là sự biểu hiện của tâm tính, khả năng hay số mệnh của một người.
-
- Cỗ
- Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền (đám cưới, đám giỗ...) hoặc để thết khách sang trọng.
-
- Ngồi lê
- Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
-
- Đôi
- Hỏi để xác minh việc gì (phương ngữ miền Trung, từ cổ).
-
- Mách
- Nói cho người khác biết. Như méc.
-
- Ngồi lê đôi mách
- La cà đây đó, đem chuyện người khác ra bàn tán.
-
- Bắt cá hai tay
- Theo học giả An Chi, cá ở đây nghĩa là "cá độ" (thay vì "con cá" theo cách hiểu phổ biến). Thành ngữ này vì vậy có nghĩa gốc chỉ việc bắt cả hai bên khi cá độ.
-
- Giấc mộng Nam Kha
- Những ước mơ, giấc mộng không tưởng, hư ảo. Tiểu sử Nam Kha Thái Thú của tác giả Lý Công Tá đời Đường (Trung Quốc) kể: Thuần Vu Phân say rượu, nằm lăn ra ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình bước vào thân hòe, sang một thế giới khác, ở một nước tên Đại Hòe. Ông đỗ đạt, thăng quan làm Thái Thú ở quận Nam Kha nước này. Nhưng con đường công danh, binh nghiệp chẳng mấy chốc tiêu tan. Thuần Vu Phân tức giận, tỉnh giấc thì lần theo giấc mơ, tìm lại nước Đại Hòe, nhưng trong gốc hòe chỉ thấy một ổ kiến.
-
- Ngõng
- Mấu hình trụ để tra cán cối xay, làm điểm tựa, nếu không thì cối xay không quay được.
-
- Đong buông
- Buông tay ra để thóc gạo không đầy vun miệng đấu, người mua được ít.
-
- Đong be
- Dùng hai bàn tay be miệng đấu để đong được nhiều.
-
- Dùi đục cẳng tay
- Thành ngữ, chỉ sự đối xử phũ phàng.