Quảng Nam có núi Ngũ Hành
Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương
Tìm kiếm "ngũ hành"
-
-
Quê em có núi Ngũ Hành
Quê em có núi Ngũ Hành
Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng. -
Bao giờ cạn nước Thu Bồn
-
Năm non ở tại núi Đà
-
Hòn trên khô sao gọi là hòn Non Nước
-
Nước chảy lờ đờ, đôi bờ xuôi ngược
Nước chảy lờ đờ, đôi bờ xuôi ngược
Đường đi Non Nước rộng bước thênh thang
Ta vui khắp xóm khắp làng
Mặc cho chớp bể mưa ngàn vẫn vui
Đường đi xa lắm em ơi
Nước non ngàn dặm bể trời mênh mông
Đi qua muôn chợ ngàn sông
Thuyền nan một chiếc vẫy vùng bể khơi -
Bẻ hành bẻ tỏi
Bẻ hành bẻ tỏi
-
Học tài thi phận
Học tài thi phận
-
Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn
Dị bản
-
Vợ già, nhà hướng tây
Vợ già, nhà hướng tây
-
Không tiền không gạo mạnh bạo gì thầy
Không tiền không gạo, mạnh bạo gì thầy
-
Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ
Thuộc sách văn hay
Mau tay tốt chữ -
Làm lính qua đèo sợ ải
Dị bản
Đi lính sợ trèo ải
Làm sãi sợ chú Lăng Nghiêm
-
Học chẳng hay thi may thì đỗ
Học chẳng hay, thi may thì đỗ
-
Ông sư có ngãi, bà vãi có nghì
-
Dữ tu hành hơn lành kẻ cướp
Dữ tu hành hơn lành kẻ cướp
-
Sư hổ mang, vãi rắn rết
Sư hổ mang
Vãi rắn rết -
Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay
Sư nói sư phải
Vãi nói vãi hay -
Thầy có của, sãi có công
Thầy có của, sãi có công
-
Hanh heo, đường trèo lên ngọn
Dị bản
Gió heo may, mía bay lên ngọn
Gió sa heo, mía trèo lên ngọn
Chú thích
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Ngũ Hành Sơn
- Còn có tên là núi Non Nước, một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn là một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng.
-
- Sông Chợ Củi
- Sông thuộc đoạn hạ lưu của dòng Thu Bồn, từ xã Điện Phong, huyện Điện Bàn (Quảng Nam), ở về phía cuối Gò Nổi, băng qua cầu Mống (cầu Câu Lâu) ngang qua dinh trấn Thanh Chiêm xưa, nay là xã Điện Phương (huyện Điện Bàn). Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm Tự Đức thứ 3 (1850), sông Chợ Củi được đổi tên thành Sài Thị giang và được ghi vào điển thờ. Tên đoạn sông được lấy từ tên chợ.
-
- Thành Đồng Dương
- Hay còn gọi là tháp Đồng Dương, một di tích quan trọng vào bậc nhất của Chăm Pa, gồm có hệ thống các tháp nằm gần nhau, nay thuộc địa phận làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
-
- Sông Thu Bồn
- Tên con sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum (phần thượng lưu này được gọi là Đak Di), chảy lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam (đoạn chảy qua các huyện Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh - bắt đầu qua địa phận Nông Sơn, Duy Xuyên mới được gọi là Thu Bồn), đổ ra biển tại cửa Đại, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia tạo thành hệ thống sông lớn gọi là hệ thống sông Thu Bồn, có vai trò quan trọng đối với đời sống và văn hóa người Quảng.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Thất Sơn
- Còn có tên là Bảy Núi, chỉ hệ thống 37 ngọn núi mọc giữa đồng bằng Tây Nam Bộ, nằm trong địa phận hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bảy ngọn núi tiêu biểu được dùng để gọi tên cả dãy Thất Sơn bao gồm: Núi Cấm, Núi Dài Năm Giếng, Núi Cô Tô, Núi Phụng Hoàng, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước. Hiện nay chưa rõ vì sao tên Bảy Núi lại được dùng.
-
- Hòn Khô
- Tên một hòn đảo thuộc Cù Lao Chàm.
-
- Nghệ An
- Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trước đây, Nghệ An với Hà Tĩnh được gọi là Hoan Châu, trải qua nhiều lần sáp nhập và chia tách với tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 1991 tỉnh Nghệ An lại tách ra như ngày nay.
Nghệ An là nơi có nhiều danh thắng đẹp như biển Cửa Lò, sông Lam, vườn quốc gia Pù Mát... Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Kinh Lăng nghiêm
- Một bộ kinh Đại Thừa quan trọng của Phật học.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Hanh heo, đường trèo lên ngọn
- Vào tiết thu, khi gió heo may mang hơi lạnh và khô thổi tới thì cây mía sẽ ngọt từ gốc lên tới ngọn.