Tìm kiếm "hỏi han"

Chú thích

  1. Vào thời Pháp thuộc có nhiều người nghèo bỏ làng sang Lào làm ăn.
  2. Gà nòi
    "Nòi" nghĩa là dòng, giống. Gà nòi là giống gà tốt, được nuôi để đá (chọi) gà. Xem thêm về đá gà trên Wikipedia.

    Chọi gà

    Chọi gà

  3. Ngồi lê
    Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
  4. Đôi
    Hỏi để xác minh việc gì (phương ngữ miền Trung, từ cổ).
  5. Mách
    Nói cho người khác biết. Như méc.
  6. Ngồi lê đôi mách
    La cà đây đó, đem chuyện người khác ra bàn tán.
  7. Ông cả
    Người lớn nhất về vai vế trong gia đình, họ hàng, hoặc làng xóm.
  8. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  9. Ở đây có sự chơi chữ: "Cả" có nghĩa là nhiều, lớn.
  10. Bắt cá hai tay
    Theo học giả An Chi, cá ở đây nghĩa là "cá độ" (thay vì "con cá" theo cách hiểu phổ biến). Thành ngữ này vì vậy có nghĩa gốc chỉ việc bắt cả hai bên khi cá độ.
  11. Tò vò
    Loài côn trùng có cánh màng, nhìn giống con ong, lưng nhỏ, hay làm tổ bằng đất trộn với nước bọt của mình. Tổ tò vò rất cứng, trong chứa ấu trùng tò vò.

    Con tò vò

    Con tò vò

  12. Có bản chép: mày.
  13. Có bản chép: đến khi.
  14. Bài ca dao này mượn hình ảnh "tò vò nuôi nhện." Thật ra tò vò không nuôi nhện, tò vò mẹ bắt nhện về tổ làm thức ăn cho ấu trùng tò vò. Khi ấu trùng lớn, nở thành con tò vò, thì cũng là lúc con nhện bị ăn hết.
  15. Đồng đen
    Hợp kim đồng và thiếc, màu đen bóng, thường dùng để đúc tượng.
  16. Phèn chua
    Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.

    Phèn chua

    Phèn chua

  17. Lên võng xuống dù
    Lúc làm quan. Xem chú thích võng giá.
  18. Có bản chép: nhỏ.
  19. Có bản chép: thời.
  20. Hai câu của bài này, có bản chép "miệng rộng" thay vì "rộng miệng."
  21. Tọng
    Nhồi nhét vào.
  22. Khánh
    Nhạc cụ gõ làm bằng tấm đồng, thường có hình giống lưỡi rìu, treo lên bằng một sợi dây.

    Cái khánh

    Cái khánh

  23. Chĩnh
    Đồ đựng bằng sành hoặc đất nung, miệng hơi thu lại, đáy thót, nhỏ hơn chum. Xem thêm Cái chum
  24. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  25. Tàn
    Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.

    Cái tàn vàng.

    Cái tàn vàng.

  26. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  27. Chúa Chổm
    Tên gọi dân gian của Lê Trang Tông, vị vua đầu tiên thời Lê Trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Giai thoại kể rằng thuở nhỏ ông rất nghèo, thường phải đi vay mượn để sống qua ngày, vì vậy có thành ngữ "nợ như chúa Chổm." Xem thêm trên Wikipedia.
  28. Có bản chép: Mắc nợ.
  29. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  30. Củi rều
    Củi từ cành cây nhỏ, cây vụn trôi trên sông.
  31. Giếng khơi
    Giếng sâu.
  32. Cơi trầu
    Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.

    Cơi đựng trầu

    Cơi đựng trầu

  33. Nhác
    Lười biếng.
  34. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.