Xiết bao bú mớm bù trì
Đến khi con lớn, con đi lấy chồng
Có con đỡ gánh đỡ gồng
Con đi lấy chồng, vai gánh tay mang
Tìm kiếm "mẹ ru"
-
-
Bà giàu bà tát cá ao
-
Cuối năm đánh cá Bàu E
-
Chim trời ai dễ đếm lông
Chim trời ai dễ đếm lông,
Nuôi con, ai dễ kể công tháng ngày. -
Thân em như cá rô mề
-
Kìa cành trúc, nọ cành mai
-
Bố lái xe lu, mẹ duy tu, để thằng cu đứng đường
-
Ngày nào trời nắng chang chang
-
Bao giờ mống Mắt mống Mê
-
Buổi mai ngủ dậy
Buổi mai ngủ dậy
Ra tắm bể Đông
Đạp cây xương rồng
Kéo lên chín khúc
Gặp mệ bán cá úc
Đổ máu đầu cầu
Gặp mệ bán dầu
Dầu trơn lầy lẫy
Gặp mệ bán giấy
Giấy mỏng tanh tanh
Gặp mệ bán chanh
Chanh chua như dấm
Gặp mệ bán nấm
Nấm lại một tai
Gặp mệ bán khoai
Khoai lọi một cổ … -
Cu cu ăn đậu, ăn mè
-
Trồng dền thì phải tưới dền
-
Cua om mẻ, thêm tí riềng
-
Người ta đãi đỗ đãi vừng
-
Nằm đêm thương phận mẹ dòng
-
Trai tơ ới hỡi trai tơ
-
Của đời cha mẹ để cho
Của đời cha mẹ để cho
Làm không ăn có của kho cũng rồi.Dị bản
-
Chàng rể mà đến mụ gia
-
Song le sao khéo kén đôi
Dị bản
Khen ai ai khéo kén đôi
Chồng thì hàm ếch, vợ môi cá mè
-
Cái cuốc là cái cuốc đen
Cái cuốc là cái cuốc đen
Đôi vợ chồng trẻ đốt đèn ăn cơm
Ăn hết, xới xới đơm đơm
Ăn cho sạch sẽ lấy rơm mà chùi
Chồng giận chồng đánh ba dùi
Mẹ chồng chẳng chữa, lại xui đánh què:
“Đánh cho què quặt chân tay,
Hễ nó có khóc, thời mày bỏ tro!”
Bao giờ mẹ chồng ốm ho
Nàng dâu lấy thuốc đem cho mẹ chồng
Lấy những lông cú, lông cáo, lông công,
Lấy cà độc dược, cùng lông con mèo.
Chú thích
-
- Bù trì
- Chăm lo, nuôi nấng chu đáo hoặc giúp đỡ một cách ân cần (từ cũ).
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Chao
- Dùng rổ sâu, giậm, cái chao mà múc, xúc hay hớt lấy vật gì.
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Cá rô mề
- Cá rô trưởng thành, lớn cỡ ba ngón tay. Ngược lại, cá rô còn nhỏ gọi là cá rô mén.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Bố lái xe lu, mẹ duy tu, để thằng cu đứng đường
- Cảnh tiêu biểu của ngành giao thông thời bao cấp: Một nam lái xe lu, 2-3 nữ công nhân đang tưới nhựa đường, một thằng cu cởi truồng đứng nhìn.
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Mắt, Mê
- Hai hòn đảo nhỏ thuộc các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, tỉnh nghệ An.
-
- Mệ
- Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cá úc
- Một loài cá da trơn, chủ yếu sống ngoài biển, một số sống trong môi trường nước lợ hay ngọt, thường thấy ở khu vực ôn đới ấm và nhiệt đới. Cá úc được chế biến thành nhiều món đặc sản Nam Bộ.
-
- Lọi
- Gãy lìa (phương ngữ).
-
- Cổ
- Củ (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Chích chòe
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.
-
- Rau dền
- Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.
-
- Mẻ
- Một loại gia vị truyền thống rất quen thuộc của miền Bắc, làm từ cơm nguội lên men, có vị chua và mùi thơm đặc trưng, được dùng để tạo vị chua cho các món ăn thông dụng như bún riêu, giả cầy, thịt kho...
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Đãi
- Nhúng các chất trộn lẫn với nhau xuống nước, gạn lấy chất nặng, còn chất nhẹ cho trôi đi (đãi cát, đãi vàng...).
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Ông mệ
- Ông bà (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Đỏ
- Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Cá ngão
- Một loại cá thuộc chi cá chép, có điểm đặc trưng là mồm rất rộng. Thịt cá ngão rất thơm và ngọt, nhưng hơi nhiều xương.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Cà độc dược
- Một loại cà có độc tính cao, dùng làm một vị thuốc Đông y, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức... Tuy nhiên, dùng cà độc dược quá liều lượng có thể gây hiện tượng ngộ độc, hôn mê, thậm chí tử vong.