Đêm nằm tôi nghĩ tôi rầu
Làm dâu thật khổ từ đầu chí đuôi
Ra thân tối mặt vùi đầu
Các chị sung sướng riêng dâu mẹ hành
Chê tôi khờ dại không lanh
Mẹ đào mẹ chửi mẹ hành xót xa
Công trình mẹ cha tôi đẻ tôi ra
Gả cho con mẹ còn bù của thêm
Phải thời chồng vợ trọn niềm
Sui gia đi lại ấm êm ở đời
Không nên mỗi đứa mỗi nơi
Tôi ra khỏi cửa để mẹ kiếm nơi sang giàu
Ở chi đây, mẹ mắng trước chửi sau
Ngày nào mẹ cũng cứ nghèo giàu mẹ đay
Tìm kiếm "mẹ ru"
-
-
Trai tơ thì lấy gái tơ
-
Được bạn thì lại bỏ bè
-
Có đi mới biết Mê Kông
-
Cau già dao sắc lại non
Cau già dao sắc lại non
Nạ dòng trang điểm lại giòn như xưaDị bản
Cau già dao sắc lại non
Mẹ già khéo nói thì con đắt chồng
-
Không đi sợ mất bụng chồng
Dị bản
-
Mấy người hát tối hôm qua
Mấy người hát tối hôm qua
Hôm nay ra hát cho ta hát cùng
Hát cho con gái có chồng
Con trai có vợ, mẹ dòng có con -
Anh đi lọng lụa ba bông
Dị bản
Anh đi lọng lụa ba bông
Bỏ em cấy mướn giữa đồng nắng trưaAnh đi lọng lụa ba bông
Bỏ em cấy mướn dựa đồng cây da
-
Nhất hội Hương Tích
-
Thua me gỡ bài cào
-
Hỡi cô tắm mát ao anh
-
Hỡi cô yếm thắm đeo bùa
-
Người đâu mà lại lạ đời
Người đâu mà lại lạ đời
Con gái Hà Nội lấy người bên Tây
Tây đâu có ở đất này
Nó về nước nó khốn thay thân già -
Đói chớ ăn thóc giống, túng chớ bán lợn mẹ
Đói chớ ăn thóc giống
Túng chớ bán lợn mẹ -
Cau già khéo bổ thì non
-
Gà già khéo ướp lại tơ
Gà già khéo ướp lại tơ
Nạ dòng trang điểm, gái tơ mất chồng -
Đành rằng cơm nguội muối vừng
-
Nạ dòng vớ được trai tơ
-
Mạ úa cấy lúa chóng xanh
-
Trai tơ mà lấy nạ dòng
Trai tơ mà lấy nạ dòng
Cầm bằng đói dạ, xương rồng cũng ăn
– Nạ dòng ba hạng nạ dòng
Trai tơ đứng ngó, trong lòng không ưa
Chú thích
-
- Công trình
- Công phu khó nhọc.
-
- Đay
- Nói đi nói lại cho bõ tức, với giọng điệu làm người ta khó chịu.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Me
- Con bê (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
-
- Mê Kông
- Trước ta gọi là sông Khung, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới (dài 4.909 km, đứng thứ 12, và về lưu lượng nước đứng thứ 10) bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ Việt Nam được gọi chung là hệ thống sông Cửu Long.
Sông Mê Kông là một trong những hệ sinh thái và vựa cá nước ngọt giàu có nhất thế giới, có giá trị kinh tế lớn lao đối với người dân sống và canh tác ven sông. Theo ước tính, khoảng hơn 100 triệu người hạ lưu vực đang phụ thuộc vào các vùng đất ngập nước thuộc lưu vực sông Mê Kông trong sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và các hoạt động phục vụ sinh kế khác.
-
- Xu
- Cách đọc phiên âm tắt của từ tiếng Pháp surveillant, chỉ giám thị hay người trông coi công nhân làm việc trong các công trường, nông trường, nhất là trong các đồn điền cao su thời Pháp thuộc.
-
- Tú Sơn
- Một địa danh nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trước là khu đồng rộng.
-
- Chu Me
- Một làng thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trước đây có một cánh đồng rộng và phì nhiêu.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Chùa Hương
- Khu di tích lịch sử - văn hóa, đồng thời là danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương gồm nhiều ngôi chùa nhỏ, nằm rải rác trong các hang động đẹp, lối vào bằng đò trên suối Yến. Trung tâm của cụm đền chùa này là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Hội chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch, hàng năm đón một lượng lớn du khách từ khắp nơi.
-
- Phủ Giầy
- Cũng ghi là Phủ Dầy hay Phủ Giày, một cụm đền chùa tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh... Hằng năm tại đây tổ chức hội Phủ Giầy vào tháng 3 âm lịch.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Cung Thuận
- Tên Nôm là làng Me, nay thuộc xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Hàng năm làng mở hội Xuân từ ngày mồng 2 đến ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch, với nhiều trò vui dân gian, nhưng đặc sắc hơn cả là trò thi đánh cá vào sáng 4/2.
-
- Hốt me
- Còn có tên là đánh me hoặc đánh lú, một trò cờ bạc ngày trước, ban đầu chơi bằng hạt me, về sau thay bằng nút áo. Người ta dồn hạt me thành đống khoảng vài trăm hạt. Chiếu chơi me là vải bố dày phủ lên lớp sơn trắng, trên vạch hai đường chéo đen thành một dấu nhân ( x ) chia mặt vải thành bốn ô là Tam, Túc, Yêu, Lượng, lần lượt tương ứng với 1, 2, 3, và 4 hạt. Trước khi cược tiền, chủ cái dùng một cái que gạt bằng tre gạt từ đống hạt me ra phía trước một số lượng hạt ngẫu nhiên. Khi các con bạc cược tiền vào ô mình chọn xong, chủ cái dùng que gạt để đếm hạt me. Cứ mỗi lần gạt 4 hạt rồi lùa vào trong cho đến lượt cuối cùng chỉ còn lại 4 hạt trở xuống. Nếu thừa 1 hạt là Tam, 2 hột là Túc, 3 hạt là Yêu, 4 hạt là Lượng, rồi căn cứ vào đó mà chung tiền.
-
- Bài cào
- Một kiểu đánh bài bằng bài Tây (bài tú-lơ-khơ). Luật chơi rất đơn giản: mỗi người chơi được chia ba lá bài, cộng điểm lại rồi lấy chữ số cuối cùng, ai điểm cao nhất thì thắng.
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Cá trôi
- Một loại cá nước ngọt thuộc họ cá chép, có thể nặng đến vài kí. Thị cá trôi ăn mát và ngọt, thường dùng nấu canh chua hoặc kho. Phần đầu là phần ngon nhất của cá trôi.
-
- Cá chày
- Một loại cá nước ngọt thường gặp ở nước ta, dân gian còn gọi là cá rói. Cá thường sống thành đàn lớn, thân cá gần tròn, đầu to vừa, mõm tù, ngắn, có hai đôi râu bé, mắt nhỏ và đỏ, lưng và đầu hơi đen, bụng vàng hay trắng nhợt. Nhân dân ta thường đánh bắt (câu, lưới) cá chày để chế biến thành các món canh, kho, chiên giòn...
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Áo yếm đeo bùa
- Một kiểu áo của phụ nữ ngày xưa. Người mặc yếm đeo thêm một cái bùa nhỏ, vừa để làm đẹp vừa có ý nghĩa tâm linh.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Rơ
- Ra (phương ngữ).
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.