Ca dao Mẹ

  • Buổi mai ngủ dậy

    Buổi mai ngủ dậy
    Ra tắm bể Đông
    Đạp cây xương rồng
    Kéo lên chín khúc
    Gặp mệ bán cá úc
    Đổ máu đầu cầu
    Gặp mệ bán dầu
    Dầu trơn lầy lẫy
    Gặp mệ bán giấy
    Giấy mỏng tanh tanh
    Gặp mệ bán chanh
    Chanh chua như dấm
    Gặp mệ bán nấm
    Nấm lại một tai
    Gặp mệ bán khoai
    Khoai lọi một cổ
    Gặp mệ bán rổ
    Rổ sưa rếc rếc
    Gặp mệ bán ếch
    Ếch nhảy lom xom
    Gặp mệ bán nhom
    Nhom đỏ loi lói
    Gặp mệ bán mói
    Mói mặn như tương
    Gặp mệ bán đường
    Đường đen thui thủi
    Gặp mệ bán chui
    Chui nhọn veo vẻo
    Gặp mệ bán kéo
    Kéo sổ gạt ra
    Gặp mệ bán ca
    Ca kêu chíu chít
    Gặp mệ bán mít
    Mít mủ cả tay
    Xay kêu lôn ộn
    Gặp mệ côi động
    Mệ ơi là mệ

    Dị bản

    • Buổi mai ngủ dậy
      Xuống tắm biển Đông
      Gặp một con rồng
      Nổi lên chín khúc
      Gặp bà bán cá úc
      Máu chảy đầy cầu
      Gặp bà bán dầu
      Dầu thơm hoa lý
      Gặp bà bán bí
      Bí chẻ hai cheng
      Cheng chua như dấm
      Gặp bà bán nấm
      Nấm mất một tai
      Gặp bà bán khoai
      Khoai mất một cổ
      Gặp bà bán rổ
      Rổ sưa rếc rếc
      Gặp bà bán ếch
      Ếch nhảy lom xom
      Gặp bà bán nhom
      Nhom đỏ loi lói
      Gặp bà bán mói
      Mói mặn như tương
      Gặp bà bán hương
      Hương thơm phưng phức.

  • Bình luận

Cùng thể loại:

Chú thích

  1. Mệ
    Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  2. Cá úc
    Một loài cá da trơn, chủ yếu sống ngoài biển, một số sống trong môi trường nước lợ hay ngọt, thường thấy ở khu vực ôn đới ấm và nhiệt đới. Cá úc được chế biến thành nhiều món đặc sản Nam Bộ.

    Cá úc

    Cá úc

  3. Lọi
    Gãy lìa (phương ngữ).
  4. Cổ
    Củ (phương ngữ Trung Bộ).
  5. Nhum
    Cũng gọi là cầu gai, một loại động vật thân mềm, có gai vỏ dài, sống ở những gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu. Thịt nhum có thể ăn tươi, kho ăn với cơm, trộn trứng chưng cách thủy, nhưng ngon nhất là làm mắm. Mắm nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi.

    Con nhum

    Con nhum

  6. Mói
    Muối (phương ngữ Trung Bộ).
  7. Chui
    Cái dùi đóng sách (phương ngữ).
  8. Ca
    Con gà (phương ngữ).
  9. Lôn ộn
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lôn ộn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  10. Động
    Đụn, gò cao (phương ngữ).
  11. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  12. Chè
    Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.

    Đồi chè Thái Nguyên

    Đồi chè Thái Nguyên

  13. Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.

    Lá mơ

    Lá mơ

  14. Rau răm
    Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  15. Bánh chưng
    Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  16. Khướu
    Loại chim nhỏ, lông dày xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và các cành cây. Chim khướu có nhiều loài khác nhau, có tiếng hót hay và vang xa nên thường được nuôi làm cảnh.

    Chim khướu

    Chim khướu

  17. Có bản chép: Chiếu.
  18. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  19. Đỏ
    Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
  20. Giăng
    Trăng (phương ngữ Bắc Bộ).

    Lòng tôi không giăng gió
    Nhưng gặp người gió giăng

    (Khúc hát - Lưu Quang Vũ)

  21. Tỉnh, sứ, huyện, nha
    Các cơ quan hành chính từ cao xuống thấp thời trước. Hai câu này có thể diễn đạt là: từ tỉnh, sứ đến huyện, nha.
  22. Phủ
    Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
  23. Đọc trại từ "con hạc".
  24. Giời
    Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
  25. Mình ên
    Một mình, đơn độc (phương ngữ Nam Bộ).
  26. Bấy
    Cua mới lột xác, vỏ còn mềm (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
  27. Xương sông
    Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...

    Lá xương sông

    Lá xương sông

  28. Lá lốt
    Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.

    Lá lốt

    Lá lốt

  29. Chiềng
    Trình, trình bày (từ cổ).
  30. Xáo xác
    Xào xạc, lao xao.
  31. Ăn de
    Ăn nhín, ăn dè.
  32. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."