Ăn chanh chíp miệng chua chua
Em đưa anh đến Chợ Chùa xa xa
Mảng lo cha yếu mẹ già
Đặt lưng xuống đất con nhạn đà trở canh
Tìm kiếm "cơ hàn"
-
-
Bắt chẳng được tha làm phúc
Bắt chẳng được tha làm phúc
-
Tám chân đi đất không mòn
-
Phúc chẳng hai, tai chẳng một
Dị bản
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí
-
Vì chàng thiếp phải mò cua
Vì chàng thiếp phải mò cua
Những như thân thiếp thì mua mấy đồng
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp cũng xong một bềDị bản
Vì chàng thiếp phải bắt cua,
Những như thân thiếp, thiếp mua ba đồng
Vì chàng thiếp phải long đong,
Những như thân thiếp cũng xong một bề
-
Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ
-
Trách chàng ăn ở chấp chênh
-
Vì chàng thiếp phải mua mâm
Vì chàng thiếp phải mua mâm
Ngẫm như thân thiếp bốc ngầm cũng xong -
Nhớ chàng lắm lắm chàng ơi
Nhớ chàng lắm lắm chàng ơi
Nhớ lời chàng nói nhớ nơi chàng về
Nhớ khi chỉ núi giao thề
Nhớ từ trú quán, nhớ về quê hương
Đêm nằm những nhớ cùng thương
Nói sao cho xiết mọi đường ái ân -
Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời
Khôn chẳng qua lẽ,
Khỏe chẳng qua lờiDị bản
Khôn không qua lẽ,
Khỏe không qua phép
-
Dậm chân, đấm ngực, kêu trời
-
Nhớ chàng như vợ nhớ chồng
-
Dời chân bước xuống ghe buôn
-
Nghĩa chàng nhớ mãi chàng ơi
Nghĩa chàng nhớ mãi chàng ơi
Nhớ chàng như nước hồ vơi lại đầy -
Thương chàng từng lóng ngón tay
Thương chàng từng lóng ngón tay,
Chẳng qua duyên nợ, Ông Trời rày biểu thương -
Dù chàng năm thiếp bảy thê
-
Hỏi chàng đọc sách Kinh Thi
-
Hai chân leo đá đã mòn
-
Kháp chàng em cũng muốn chào
-
Nhớ chàng lắm lắm chàng ơi
Nhớ chàng lắm lắm chàng ơi
Nhớ chỗ chàng đứng nhớ nơi chàng nằm
Vắng chàng em vẫn hỏi thăm
Nào em đã bỏ mấy năm mà hờn!
Chàng nghe kẻ đặt người đơm
Chàng nghe thấy tiếng chàng hờn cho cam
Chàng ơi em nhớ chàng thay
Nỡ nào chàng dứt mối dây cho đành
Chú thích
-
- Chíp miệng
- Chép miệng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chợ Chùa
- Tên dân gian của một ngôi chợ có từ lâu đời, hiện nằm ở khu vực trung tâm huyện Nghĩa Hành, đồng thời cũng là tên một thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nơi chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng sống và làm việc những năm tháng cuối đời.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Trống lệnh
- Loại trống lớn, được đánh trong các lễ hội hoặc khi ra trận.
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Thuyền thúng
- Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Thê
- Vợ (từ Hán Việt).
-
- Lợn sề
- Cũng hay được viết nhầm thành lợn xề, chỉ lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Từ nái sề cũng thường được dùng để chỉ người phụ nữ nhiều con một cách trào phúng.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Kháp
- Khớp, ăn khít vào nhau. Cũng dùng với nghĩa là "gặp mặt."