Dò chân ra bãi cát dài
Nỡ nào liễu bỏ nhành mai héo sầu
Anh thương em vì bởi miếng trầu
Ông Tơ bà Nguyệt ngồi rồi ước mơ
Giàu sang phú quý, ba bốn bặc giường thờ
Màn the gấm phủ thao rời điểm trang
Bây giờ than thiệt với chàng
Bần mà gặp phú luận bàn làm sao
Tìm kiếm "cơ hàn"
-
-
Thương chàng quân tử tài ba
-
Xin chàng kinh sử học hành
-
Vì chàng thiếp phải long đong
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp đã xong một bề
Vì chàng thiếp phải ủ ê
Thiếp ở chàng về chàng tính làm sao? -
Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt
Cơm chẳng lành,
Canh chẳng ngọt -
Bình chân như vại
-
Chờ chàng xuân mãn hè qua
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Dậm chân xuống đất cái đùng
– Dậm chân xuống đất cái đùng
Vỗ lồn cái phạch chào anh hùng đến đây!
– Dậm chân xuống đất kêu bon
Vọc cặc cho cứng chào con nứng lồn! -
Hỡi chàng da trắng tóc dài
Hỡi chàng da trắng tóc dài
Em đã chờ đợi một hai năm trời
Cho nên mặt ủ chẳng tươi
Sợ chúng bạn cười chẳng dám nói ra
Nhớ chàng lòng những xót xa
Làm thơ mà dán cây đa giữa đồng
Phòng khi qua lại chàng trông
Thời chàng mới thấu nõi lòng nhớ thương
Mối sầu là mối tơ vương
Ai mà gỡ khỏi thiếp thương trọn đời -
Vắt chanh bỏ vỏ
Vắt chanh bỏ vỏ
-
Lụy chan chan đưa chàng xuống vịnh
-
Thương chàng nỏ lẽ ra đi
-
Vì chàng thiếp phải đi đêm
Vì chàng thiếp phải đi đêm
Đã tối như mực lại thêm mưa rào -
Ba chân bốn cẳng
Ba chân bốn cẳng
-
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Thầy mẹ gả bán cho anh thật thà
Bây giờ chê xấu chê xa
Chê cửa chê nhà chê khó chê khăn
Ở đâu yểu điệu thanh tân
Sao anh chẳng chịu cầm cân đi lừa?
Vàng mười đắt mấy sao anh chẳng mua?
Cầm cân đi lừa lại phải thau năm
Thau năm đánh lẫn vàng mười
Rồng vàng cuộn khúc nghĩ đuôi thằn lằn -
Trời chẳng chịu đất thì đất phải chịu trời
Trời chẳng chịu đất thì đất phải chịu trời
-
Bước chân vào ngõ tre làng
Bước chân vào ngõ tre làng
Lòng buồn nặng trĩu nghe nàng ru con
Bước lên thềm đá rêu mòn
Lòng buồn nặng trĩu nghe buồn võng đưa -
Chào chàng bước tới vườn đào
-
Hai chân đạp đất giòn giòn
Hai chân đạp đất giòn giòn
Ruột đau nỗi ruột, gan mòn nỗi gan -
Chồn chân mỏi gối
Chồn chân mỏi gối
Chú thích
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Phú quý
- Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Bần
- Nghèo (từ Hán Việt).
-
- Phú
- Giàu (từ Hán Việt).
-
- Tề gia
- Trông nom, chăm sóc việc gia đình.
-
- Vinh hiển
- Vẻ vang, rạng rỡ vì làm nên việc lớn, có tiếng tăm.
-
- Vại
- Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Lan
- Tên chung của một họ cây thân thảo lưu niên, thường cho hoa đẹp, do đó được trồng rất phổ biến. Hoa lan rất đa dạng về màu sắc và hình dạng, nhưng hoa của tất cả những loài lan đều có cấu tạo gồm ba lá đài và ba cánh hoa, trong đó có một cánh môi, luôn to hơn và có hình dạng rất khác hai cánh hoa còn lại. Vì ba lá đài của hoa lan khá giống với những cánh hoa chính nên thường có sự nhầm lẫn là hoa lan có sáu cánh. Hoa lan thường được chia làm phong lan, sống trên những thân gỗ mục lơ lửng trên cao, và địa lan, mọc trên lớp đất mùn. Hoa lan ưa nơi râm mát và độ ẩm cao nên những khu rừng và cao nguyên ở nước ta như Nam Cát Tiên, Tây Nguyên, Yên Bái, Sa Pa là nơi sống của nhiều loài lan quý như giả hạc, ngọc điểm, lan hài, ...
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Vịnh
- Phần biển ăn sâu vào đất liền, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể.
-
- Thọ bệnh
- Mắc bệnh (từ Hán Việt).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đài bi
- Hay đại bi, còn có tên khác là từ bi xanh, đại ngải, bơ nạt, phặc phả (Tày), co nát (Thái), là loại cây nhỏ, toàn thân và quả có lông mềm và tinh dầu thơm. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Cây đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm, được dùng làm vị thuốc chữa một số bệnh ngoài da.
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Lừa
- Lựa chọn.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.