Cậy tài, cậy khéo, khoe khôn
Đừng cậy có của đa ngôn quá lời
Của thời mặc của ai ơi
Đừng cậy có của coi người mà khinh
Tìm kiếm "Xứ Lạng"
-
-
Xới cơm thì xới lòng ta
-
Xứ Truồi ruộng cả đồng sâu
-
Lưỡi không xương, trăm đường lắt léo
-
Anh là con trai Nam Xang
-
Nhịn chắc một chút cho xinh
-
May sao gặp mụ xu xoa
-
Hèn lâu muối mới gặp dưa
-
Tiểu tôi tiểu kính, tiểu hiền
-
Hát cho lở đất long trời
-
Năm xưa thầy mẹ bảo em
Năm xưa thầy mẹ bảo em
Chọn mua lấy quả dâu tiên xứ Truồi
Để nhà anh tới chịu lời
Ăn dâu quả ngọt ngẫm người biết ta -
Chàng liều mình chàng như con không đẻ
-
Ai ơi về nếm dâu Truồi
Ai ơi về nếm dâu Truồi
Vừa ngon vừa ngọt, ăn rồi lại ăn -
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời -
Cờ đến tay ai người ấy phất
Cờ đến tay ai người ấy phất
-
Một lời nói, được quan tiền tấm bánh
-
Ăn lắm thì hết miếng ngon
Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ -
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Học ăn, học nói, học gói, học mở
-
Thương người bôn tẩu xứ xa
-
Nhất đĩ, nhì cha, tam sư, tứ tướng
Chú thích
-
- Đa ngôn
- Nói nhiều lời, quá mức cần thiết.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Xới cơm thì xới lòng ta, so đũa thì phải so ra lòng người
- Thái độ chu đáo, ân cần, nhường nhịn trong đối nhân xử thế.
Nhà thơ Xuân Diệu giảng đại ý: Người mình trước thường nấu cơm bằng rơm rạ. Cơm chín, phần trên cùng nồi thường bị ướt và nhão không ngon, phần cạnh và đáy nồi cơm dẻo và săn. Người xới thường xới phần trên cho mình trước mới xới phần ngon còn lại cho người khác, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, khách quý. Hơn nữa, bát cơm xới không nên quá vơi hay quá đầy.
Do đũa trước đây vót bằng tre nên không đều, khi so đũa phải chọn những đôi không vênh lệch dành cho người khác trước. Chú ý: xới cơm cho người thì xới sau, còn so đũa cho người lại so trước. Chỉ trong một bữa ăn mà có hai thao tác sau–trước trái ngược hẳn nhau song mục đích lại giống nhau. Thế thật là ý nghĩa.
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Lý Nhân
- Một huyện thuộc tỉnh Hà Nam, có tên cũ là huyện Nam Xương, biến âm thành Nam Xang. Huyện nằm ở phía đông của tỉnh, bên bờ sông Hồng. Tên Nam Xương được nhắc đến trong tác phẩm nổi tiếng Người con gái Nam Xương, câu chuyện xảy ra từ thời Trần, lưu truyền trong dân gian và được Nguyễn Dư được chép lại vào cuối thế kỷ 16 trong tập Truyền kỳ mạn lục.
Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa - lịch sử. Trống đồng Ngọc Lũ - chiếc trồng đồng còn nguyên vẹn và có giá trị nhất nước ta - được tìm thấy ở đây.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Xứ Đoài
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.
-
- Xu xoa
- Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.
-
- Hèn lâu
- Đã lâu lắm rồi (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Vừa ưa
- Đúng lúc (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Chợ Phủ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Phủ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đẻ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Bôn tẩu
- Chạy ngược xuôi để mưu cầu việc gì.