Thương em những thuở đánh bài
Em phi bát vạn anh nài cửu văn
Tìm kiếm "Cửu Long"
-
-
Quản bao Tô Võ chăn trừu
-
Ru con con ngủ à ơi
-
Công cha nghĩa mẹ cao dày
-
Thương thay chín chữ cù lao
-
Nào khi gánh nặng anh chờ
-
Câu lương duyên thề nguyền giao ước
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nồi ba nấu cháo ba ba
-
Bữa nay lựu lại gặp đào
-
Cánh buồm bao quản gió xiêu
-
Tiếng anh ăn học cựu trào
Tiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Nắm đầu thì sợ tội trời
Nắm ngang khúc giữa sợ lời thế gian
Giếng sâu anh phải thông thang
Kéo chị dâu lên đặng kẻo chết oan linh hồnDị bản
Tiếng đồn anh ăn học đã cao
Chị dâu rớt xuống giếng, anh nắm chỗ nào anh kéo lên?
– Chị dâu mà rớt xuống giếng
Anh tìm miếng để cứu chị lên
Nắm đầu thì sợ tội trời
Hai tay nâng đỡ, sợ lời thế gian
Nhanh tay liền bắc cái thang
Kéo chị dâu một thuở kẻo chết oan con ngườiEm nghe anh ăn học trong trào
Chị dâu té giếng níu chỗ nào kéo lên?
– Anh nắm đầu thì sợ tội
Nắm tay thì lại lỗi đạo tam cang
Dậm chân kêu bớ ông trời vàng
Cho hai con rồng bạch xuống cứu nàng chị dâuTiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Nắm đầu thì khổ
Nắm cổ lại không nên
Nắm chân tay thì lỗi niềm huynh đệ
Vậy anh cứ bớ làng là hơn!Tiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Chị dâu té giếng cái ào
Hồn bất phụ thể, nắm chỗ nào cũng xong!– Tiếng đồn anh học chữ ngoài triều
Chị dâu rớt xuống giếng, anh nắm đằng nào anh kéo lên
– Anh xách cái đầu, lỗi đạo nhân huynh
Thò tay vào mình, thụ thụ bất thân
Không cứu chị dâu thì lỗi đạo từ đường
Dòng dây anh thả xuống chị nương chị vào
-
Chí quân tử cửu châu lập nghiệp
-
Thác xuống âm ty, hồn đi chín suối
-
Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu
Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu
Hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly
Bây giờ em đặng chữ vu quy
Em ham nơi quyền quý, em sá gì nghĩa anh.Dị bản
-
Niềm kim thạch, nghĩa cù lao
-
Các chị gần xách nước bằng bình
-
Trời tháng Mười năng mưa năng lụt
– Trời tháng Mười năng mưa năng lụt,
Đất năng lở năng bồi,
Tình ta thương quân tử cựu,
Không lẽ đi mời quân tử tân,
Thôi em liều mình thác xuống sông Ngân,
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng.
– Ới em ơi, muốn cho đặng cả hai bên
Em về đan tám bức phên, dựng tường buồng
Dựng buồng thì phải dựng luôn,
Đừng ngăn quân tử cựu, đừng buồn quân tử tân
Tội gì em thác xuống sông Ngân
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng. -
Anh nói với em
Anh nói với em
Như rìu chém xuống đá
Như rựa chém xuống đất
Như mật rót vào tai
Bây giờ anh đã nghe ai
Bỏ em giữa chốn non Đoài, khổ chưa!Dị bản
Em nói với anh,
Như rựa chặt xuống đất
Như Phật chất vào lòng
Hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly
Bây giờ em đặng chữ vu quy
Em đặng nơi quyền quý
Em nghĩ gì tới anhAnh nói với em,
Như rựa chém xuống đá,
Như rạ cắt xuống đất,
Như mật rót vào tai,
Bây chừ anh đã nghe ai,
Bỏ em giữa chốn thuyền chài rứa ri?
-
Trường đồ tri mã lực
Trường đồ tri mã lực,
Sự cửu kiến nhân tâm.
Sen trong đầm lá xanh bông trắng,
Sen ngoài đầm bông trắng lá xanh.
Chim khôn lót ổ lựa nhành,
Gái khôn tìm chỗ trai lành kết duyên.
Vô dược khả y khanh tướng bệnh,
Hữu tiền nan mãi tử tôn hiền.
Bạc muôn khó chuộng bạn hiền sánh đôi.
Ở trên trời có ngôi sao Bắc Đẩu,
Ở dưới hạ giới có con sông Giang hà,
Sông Giang hà chảy ra biển rộng
Bắc đẩu tinh quay ngõng chầu trời,
Tôi thương mình lắm mình ơi,
Biết sao kể nỗi khúc nhôi ớ mình! -
Nhớ ngày hăm ba tháng ba
Chú thích
-
- Bát vạn, cửu văn
- Các quân bài trong tài bàn, một trò chơi bài lá tượng tự tổ tôm nhưng luật chơi đơn giản hơn.
-
- Tô Vũ
- Cũng gọi là Tô Võ, một nhà ngoại giao dưới triều Hán Vũ Đế ở Trung Quốc, nổi tiếng qua điển tích Tô Vũ mục dương (Tô Vũ chăn dê). Theo đó, Tô Vũ đi sứ Hung Nô, do làm phật ý vua Hung Nô nên bị giam cầm, sau bị bắt đi chăn một đàn dê đực cho đến khi nào chúng đẻ con mới thôi. Thương nhớ quê nhà, ông buộc thư vào chân chim nhạn nhờ mang về phương Nam. Tình cờ vua Vũ Đế nhặt được thư mới can thiệp để cho Tô Vũ được tha về. Tổng cộng ông đã ở Hung Nô 19 năm.
Điển tích này lưu truyền trong dân gian với nhiều dị bản, có bản kể Tô Vũ đi sứ Hung Nô để xin vua Hung Nô thôi không đòi nàng Chiêu Quân nữa.
-
- Trừu
- Con cừu (phương ngữ).
-
- Tiền cừu chi nguôi
- Nguôi mối thù xưa.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Dưỡng dục
- Nuôi nấng (từ chữ Hán 養育).
-
- Cưu mang
- Mang và giữ gìn cái thai trong bụng (từ cũ). Được hiểu rộng ra là đùm bọc trong lúc khó khăn, hoạn nạn.
-
- Trứng nước
- (Trẻ con) còn non nớt, thơ dại, cần được chăm chút, giữ gìn.
-
- Hai thân
- Cha mẹ (từ Hán Việt song thân).
-
- Tam niên nhũ bộ
- Ba năm đầu đời của đứa trẻ được mẹ cho bú sữa (nhũ), mớm cơm (bộ).
-
- Chín suối
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ Hán cửu tuyền. Theo Thế thuyết, sau khi Ân Trọng Kham chết, Hoàn Huyền hỏi Trọng Văn: "Cha ngươi là Trọng Kham là người như thế nào?" Trọng Văn nói: "Tuy không thể làm sáng tỏ một đời, cũng đủ để soi rọi khắp cửu tuyền."
Trên tam đảo, dưới cửu tuyền
Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng
(Truyện Kiều)
-
- Lương duyên
- Duyên lành, duyên tốt đẹp (từ cũ trong văn chương).
-
- Sắt cầm
- Đàn sắt và đàn cầm, hai loại đàn của Trung Quốc. Tương truyền, đàn sắt do vua Phục Hy chế ra vào khoảng gần ba nghìn năm trước công nguyên, còn đàn cầm do vua Thuấn chế ra khoảng một nghìn năm sau đó. Đàn sắt và đàn cầm thường được đánh hòa với nhau, vì vậy chữ sắt cầm, duyên cầm sắt được dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Chàng dù nghĩ đến tình xa
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ
(Truyện Kiều)
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Nồi bảy, nồi ba
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
-
- Tam tam như cửu
- Ba nhân ba là chín.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Nhị nhị như tứ
- Hai nhân hai là bốn.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Chín chiều
- Xem chú thích Chín chữ cù lao.
-
- Cựu trào
- Triều cũ, thời cũ.
-
- Ăn học cựu trào
- Học theo lối cũ, học đạo Khổng, chữ Nho.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Hồn bất phụ thể
- Hồn không nương vào xác, sợ mất hết cả hồn vía.
-
- Nhân huynh
- Tiếng tôn xưng dùng gọi anh em, bạn (từ Hán Việt).
-
- Nam nữ thụ thụ bất thân
- Quan niệm hành xử của Nho giáo, rằng nam nữ không được đụng chạm vào nhau (hai chữ thụ, một chữ nghĩa là cho, chữ kia nghĩa là nhận).
-
- Từ đường
- Nhà thờ tổ tiên (từ Hán Việt).
-
- Cửu châu
- Trung Quốc thời nhà Hạ chia làm chín châu. Cửu châu ở đây được hiểu là đi khắp muôn nơi.
-
- Trượng phu
- Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
-
- Tứ hải
- Bốn biển (người xưa cho rằng bốn mặt xung quanh đất liền là biển cả), dùng để nói chung cả thiên hạ.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu, hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly
- Giàu cùng chung vui, nghèo cùng chung lo, gặp hoạn nạn thì cứu nhau, sống chết không chia lìa. Đây là những câu người ta hay thề khi kết nghĩa anh em, vợ chồng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Vu quy
- Về nhà chồng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Tuyền
- Toàn.
-
- Rinh
- Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vò
- Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Cá cựu
- Cá sống lâu năm trong vùng đất ngập nước hoặc ở lâu trong đìa liên tiếp mấy năm không tát.
-
- Tân
- Mới (từ Hán Việt).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Ngân Hà
- Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Đoài
- Phía Tây.
-
- Hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly
- Hoạn nạn thì cứu giúp nhau, sống hay chết cũng không rời nhau.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trường đồ tri mã lực, sự cửu kiến nhân tâm
- Đường dài mới biết sức ngựa, việc lâu ngày mới biết lòng người. Câu này là một dị bản của một câu trong Cổ huấn: Lộ diêu tri mã lực, sự cửu kiến nhân tâm.
-
- Vô dược khả y khanh tướng bệnh, hữu tiền nan mãi tử tôn hiền
- Không có thuốc nào chữa được bệnh ham làm quan (khanh tướng bệnh), có tiền cũng khó mua được con cháu hiền. Câu này thật ra là một dị bản của một câu trong Minh Tâm Bửu Giám: Vô dược khả y khanh tướng thọ, hữu tiền nan mãi tử tôn hiền.
-
- Bắc Đẩu
- Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.
-
- Hạ giới
- Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
-
- Giang hà
- Sông nước nói chung (từ Hán Việt).
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
(Đưa em tìm động hoa vàng - Phạm Thiên Thư)
-
- Ngõng
- Mấu hình trụ để tra cán cối xay, làm điểm tựa, nếu không thì cối xay không quay được.
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Thập tam trại
- Tên gọi chung chỉ 13 làng nghề ở phía Tây kinh thành Thăng Long, gồm có Cống Vị, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Thụy Khuê, Hào Nam, Kim Mã Thượng, Đại Yên, Liễu Giai, Kim Mã, Vạn Phúc (Vĩnh Phúc), Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Giảng Võ. Tương truyền, các làng này được lập nên thời vua Lý Nhân Tông, bởi công của dũng sĩ họ Hoàng và dân làng Lệ Mật, đóng vai trò cung cấp các nhu yếu phẩm cho kinh thành Thăng Long.
-
- Nhị Hà
- Tên gọi trước đây của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là Nhị Hà (chữ Hán nhị 珥 là vòng đeo tai). Sông còn có tên khác là Phù Luông vì nước sông chảy cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, đến mùa thu nước mới trong trở lại.
-
- Kinh quán
- (Dân) ở nơi kinh đô.
-
- Cựu quán
- (Dân) ở nơi làng cũ.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Hàng năm, vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, dân thập tam trại rủ nhau tấp nập về làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm, Hà Nội) để tỏ mối tình ruột thịt với dân làng cổ và nhất là với họ hàng thân thuộc.