Tìm kiếm "vu quy"
-
-
Khôn từng xu, ngu bạc vạn
Khôn từng xu, ngu bạc vạn
-
Chiều chiều mây phủ Hải Vân
-
Đừng than cái áo rách tay
-
Chào nhau một chút kẻo mà
Chào nhau một chút kẻo mà
Trời chiều bóng xế dần dà hết xuân -
Thứ nhất thì chết mất cha
-
Ki cóp cho cọp nó tha
Dị bản
Ki cóp cho cọp nó ăn
-
Buồn riêng rồi lại tủi thầm
Buồn riêng rồi lại tủi thầm,
Hai tay áo vải ướt đầm cả hai. -
Liệu cơm mà gắp mắm ra
Liệu cơm mà gắp mắm ra
Liệu cửa liệu nhà, em lấy chồng đi
Nữa mai quá lứa lỡ thì
Cao thì chẳng tới, thấp thì không thôngDị bản
Liệu cơm mà gắp mắm ra
Liệu cửa liệu nhà mà gả con vô
-
Đen đen là con quạ, bạc bạc là con cò
-
Nghĩ xa xôi lại nghĩ gần
Nghĩ xa xôi lại nghĩ gần
Làm thân con nhện mấy lần vương tơ
Chắc về đâu trong đục mà chờ
Hoa thơm mất tuyết, biết nương nhờ về đâu
Số em giàu, lấy khó cũng giàu
Số em nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo
Phải duyên phải kiếp thì theo
Thân em có quản khó nghèo làm chi!
Chữ nhân duyên thiên tải nhất thì
Giàu ăn, khó chịu, lo gì mà lo -
Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ
Ai có thân người ấy lo
Ai có bò người ấy giữDị bản
Thân ai nấy lo
Bò ai nấy giữ
-
Làm dâu khó lắm em ơi
-
Chì khoe chì nặng hơn đồng
-
Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho tôi bằng lòng. -
Chê sông mà uống nước bàu
Dị bản
-
Chớ lo rằng muộn công danh
Chớ lo rằng muộn công danh
Khoa này chẳng đỗ để dành khoa sau. -
Nước non lận đận một mình
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?Dị bản
Nước non lận đận một mình
Thương em lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho sông kia cạn, đọa đày thân em.
-
Bà già đeo bị hạt tiêu
Bà già đeo bị hạt tiêu
Sống bao nhiêu tuổi nhiều điều đắng cay -
Khi xưa ai cấm duyên bà
Chú thích
-
- Mực Tàu
- Mực đen đóng thành thỏi, dùng mài vào nước để viết thư pháp (chữ Hán và gần đây là chữ quốc ngữ) bằng bút lông, hoặc để vẽ.
-
- Thẳng mực Tàu: Người thợ mộc dùng sợi dây nhỏ thấm ướt mực Tàu, căng thẳng trên mặt miếng gỗ, rồi búng nhẹ cho sợi dây chạm vào gỗ, làm mực Tàu dính vào gỗ thành một đường thẳng. Người thợ cứ theo mực đó mà cưa, hay đẽo gọt.
Đau lòng gỗ: Miếng gỗ thường cong, nếu lấy thẳng thì không được bao nhiêu gỗ, những miếng gỗ cong thì bị vứt ra không dùng đến.
Câu thành ngữ này có ý nói nếu xử sự một cách quá thẳng thắn thì gây đụng chạm, mích lòng nhiều người.
-
- Vạy
- Cong queo, không ngay thẳng. Từ chữ này mà có các từ tà vạy, thói vạy, đạo vạy...
-
- Dây nảy mực
- Trước đây khi xẻ gỗ (theo bề dọc), để xẻ được thẳng, người thợ cầm một cuộn dây có thấm mực Tàu, kéo dây thẳng ra và nảy dây để mực dính vào mặt gỗ, tạo thành một đường thẳng. Hành động kéo dây nảy mực này cũng gọi là kẻ chỉ.
-
- Hải Vân
- Một con đèo nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng (trước đây là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) ở phía Nam. Đèo còn có tên là đèo Ải Vân hoặc đèo Mây, vì trên đỉnh đèo thường có mây bao phủ. Đèo Hải Vân một bên là biển, một bên là dốc núi dựng đứng, có tiếng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng là một danh thắng từ trước đến nay.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Buôn vã
- Buôn dạo. Vã ở đây có nghĩa là trên bộ (đi vã, gánh vã).
-
- Ki cóp
- Gom góp từng tí một để dồn lại thành món lớn.
-
- Mắm
- Thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấu.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Ông lão
- Cũng gọi là ông già, phù lão, đang sen, tên chữ Hán là thốc thu, một giống chim lớn thường sinh sống nhiều ở chỗ đầm hồ rộng, vùng nước có nhiều cây ngập lúp xúp ở Nam Bộ. Chim có hình dạng giống nhưng lớn hơn chim hạc, sắc xanh biếc, cổ dài, mắt đỏ, đầu trọc không có lông, mỏ dẹp và thẳng, dài hơn một thước, đầu luôn trụi lông trông như ông già, lại trông giống như hình cái đầu gậy của ông già, nên có tên như vậy. Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, nhà vua cho chạm hình tượng chim ông già vào Huyền đỉnh.
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Thiên tải nhất thì
- Nghìn năm mới có một lần (chữ Hán).
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Tầm vông
- Một loài cây thuộc họ tre, có khả năng chịu khô hạn khá tốt, ưa ánh sáng dồi dào. Thân cây gần như đặc ruột và rất cứng, không gai, thường dùng trong xây dựng, sản xuất chiếu và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài việc sử dụng làm vật liệu xây dựng như những loài tre khác, do độ bền cao, đặc biệt là khả năng dễ uốn cong nên tầm vông còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).