Tìm kiếm "Ô thước"
-
-
Anh ơi anh ở lại nhà
-
Thiếp mà ăn ở hai lòng
Thiếp mà ăn ở hai lòng
Trời tru đất diệt không mong thấy chàng -
Khi xưa em ở với mẹ cha
-
Lá vàng còn ở trên cây
-
Chim khôn lót ổ, lựa chỗ nhiều cành
Chim khôn lót ổ, lựa chỗ nhiều cành
Gái khôn lựa chỗ trai lành gởi thânDị bản
Chim khôn lót ổ lựa nhành
Gái khôn lựa chốn trai lành gởi thânChim khôn lót ổ lựa chỗ nhiều cành
Con cá khôn lựa vực, trai lành lựa nơiChim khôn tránh bẫy tránh lờ
Người khôn tránh tiếng hồ đồ mới khôn
-
Có ăn thiếp ở cùng chàng
-
Hỡi người đứng ở bên sông
-
Ba năm ăn ở trên thuyền
Ba năm ăn ở trên thuyền
Bởi anh hàng muối cho nên mặn mà
Xuống thuyền dịp bảy dịp ba
Trách anh hàng trứng cho ra hai lòng -
Con cá mà ở dưới ao
Con cá mà ở dưới ao
Nhảy lên đồng cạn buồn sao là buồn -
Bốn con cùng ở một nhà
-
Nỗi về nỗi ở chưa xong
-
Con ếch ngồi ở trong hang
-
Ai ơi hãy ở cho lành
Ai ơi hãy ở cho lành
Kiếp này không gặp, để dành kiếp sau -
Cái kiến mày ở trong nhà
Cái kiến mày ở trong nhà
Tao đóng cửa lại mày ra đằng nào?
Con cá mày ở dưới ao
Tao tát nước vào mày sống được chăng? -
Trăm năm dạ ở đinh ninh
-
Hoa thơm hoa ở trên cây
Hoa thơm hoa ở trên cây
Đôi con mắt em lúng liếng, dạ anh say lư đừ -
Bậu chê qua ở biển ăn còng
Dị bản
-
Mèo lành chẳng ở mả
-
Đến đây thì ở lại đây
Đến đây thì ở lại đây
Bao giờ trúc mọc thành cây thì về
Chú thích
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Tếch
- Bỏ đi, chuồn đi.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Môi cắn chỉ
- Môi có quết trầu đóng thành ngấn thanh và dài như sợi chỉ.
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
-
- Cờ vây
- Một loại cờ có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai loại quân là trắng và đen trên bàn cờ hình vuông có 19 đường ngang dọc giao nhau tạo thành 361 giao điểm. Hai người chơi chơi theo lượt, mỗi lượt đặt một quân tại một giao điểm. Các giao điểm dọc và ngang lân cận của một quân cờ gọi là khí. Quân hoặc nhóm cờ nào hết khí sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ và trở thành tù binh. Số điểm của mỗi người bằng số quân cờ bắt được cộng với số đất vây được hoàn toàn bằng quân của mình, ai nhiều điểm hơn thì thắng.
Cờ vây là một loại cờ rất thường được nhắc tới trong văn thơ cổ.
Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên
(Truyện Kiều)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...
-
- Mắm tôm
- Một loại mắm ở miền Bắc, được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi (một loại tôm nhỏ) và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc rất đặc trưng. Mắm tôm thường có ba dạng: đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng. Trước khi sử dụng, mắm tôm thường được pha với chanh và ớt.
-
- Mả
- Ngôi mộ.