Trách duyên trách số lỡ làng
Cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phai
Tìm kiếm "lờ lờ nước"
-
-
Đất có bồi có lở
-
Trai giỏi giắn không lo ế vợ
Trai giỏi giắn không lo ế vợ
Gái lịch xinh chẳng sợ ế chồng -
Của biếu là của lo, của cho là của nợ
Của biếu là của lo,
Của cho là của nợ -
Niềm tây những mảng lo âu
-
Những người mặt mũi lọ lem
Những người mặt mũi lọ lem
Bởi chưng kiếp trước đĩa đèn không lau
Những người mặt trắng phau phau
Bởi chưng kiếp trước hay lau đĩa đèn. -
Khom khom mà nhòm lỗ nẻ
-
Đất có bồi có lở
-
Chưa ăn cỗ đã lo mất phần
Chưa ăn cỗ đã lo mất phần
-
Lấy anh thì chẳng lo gì
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhăn nhở như lồn lở sơn
Dị bản
Nhăn nhăn nhở nhở như mặt lở sơn
-
Nên ưng kẻo phải lỡ thì
Nên ưng kẻo phải lỡ thì
Ngồi bên cửa sổ còn gì cái xuân -
Nữa mai quá lứa lỡ thời
Nữa mai quá lứa lỡ thời
Cao thì chẳng tới, thấp thì chẳng thông -
Trai có tài nào lo ế vợ
-
Chim chuyền nhành ớt líu lo
Chim chuyền nhành ớt líu lo
Sầu ai nên nỗi ốm o gầy mònDị bản
-
Bậu chê anh quân tử lỡ thì
-
Chớ thấy sóng cả mà lo
-
Làm thân con gái phải lo
Làm thân con gái phải lo
Mùa đông rét mướt ai cho mượn chồng. -
Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
-
Mày đẹp cho mẹ mày lo
Mày đẹp cho mẹ mày lo
Đêm đêm lắm kẻ rình mò ước ao
Xấu xí như chị em tao
Đêm nằm ngỏ cửa, gió vào mát thayDị bản
Mày đẹp cho mẹ mày lo
Đêm đêm lắm kẻ rình mò ước ao
Xấu xí như mẹ con tao
Đêm nằm ngỏ cửa, mát sao mát này!
Chú thích
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Niềm tây
- Nỗi lòng, tâm sự riêng.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng, niềm tây sá nào
(Chinh Phụ Ngâm)
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Nẻ
- Nứt ra, nứt nẻ.
-
- Đinh ninh
- Nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để nhớ kỹ.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song
(Truyện Kiều)
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Sơn
- Chất chế từ nhựa cây sơn, cùng họ với xoài, lá kép lông chim, dễ gây dị ứng với người dùng khiến mặt mày sưng tấy.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Nhơn đạo
- Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Hữu thủy hữu chung
- Có trước có sau.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tỉ
- So sánh, ví dụ, giống như.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).