Buôn có lỗ cũng đừng vội ngưng
Nếu muốn được cũng đừng sợ tốn
Tìm kiếm "lờ lờ nước"
-
-
Ai đi lơ lửng ngoài sân
Ai đi lơ lửng ngoài sân
Bứt dây trói lại hỏi dân làng nào? -
Nậu nghèo lỡ bước gieo neo
-
Tấn vô lộ, thối hề vô lộ
-
Anh làm lò đá thì có máy khoan
Anh làm lò đá thì có máy khoan
Một ngày sáu lỗ nó giao đoan cho liền
Anh mà làm được vẹn tuyền
Thì anh mới được tính tiền công cho
Công thì bốn tám đồng xu
Gạo thì ăn chịu để phu phàn nàn
Tiền công hàng tháng chẳng hoàn
Nó còn lưu lại để giam giữ mình
Thằng Tây, thằng xếp một vành
Mồ hôi công sức của mình chúng ăn
Làm thì phoi đá, phong than
Anh hít vào ruột vào gan suốt ngày
Mắc bệnh gầy yếu đắng cay
Cơn ho hộc máu chảy ngay ròng ròng
Cảnh nghèo cực khổ vô cùng
Thuốc thang chẳng có lăn đùng chết tươi. -
Một con so lo bằng mười con rạ
-
Chín chú không lo bằng mụ o nhọn mồm
-
Con cò lấp ló bụi tre
Con cò lấp ló bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời -
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
-
Mất bò mới lo làm chuồng
Mất bò mới lo làm chuồng
-
Hàng trăm cái lỗ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cha chết không lo, lo trâu méo lồn
Cha chết không lo, lo trâu méo lồn
-
Đất sông lại lở xuống sông
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cũng là một lỗ con con
Dị bản
Trời sinh ra một lỗ tròn
Đời cha đã lấp, đời con lại lùa
-
Anh về đào lỗ sau hè
– Anh về đào lỗ sau hè
Chôn con giết vợ mới ve được nàng
– Em không ưng thời chớ
Em không thương không nhớ thời thôi
Em biểu chôn con giết vợ
Anh đứng ngồi với ai
Ví dầu áo rách còn một chéo vai
Bần cùng đi nữa anh không sai lời nguyền
Em đừng ham đồng bạc đồng tiền
Xui chôn giết vợ thêm phiền lòng anh
Em còn tuổi trẻ đầu xanh
Đừng bày chuyện ác, ông trời hành khổ thân -
Miệng ăn núi lở
Miệng ăn núi lở
-
Áo anh rách lỗ bằng sàng
Áo anh rách lỗ bằng sàng
Mẹ anh già yếu cậy nàng vá may -
Học trò thò lò mũi xanh
-
Sá gì một lỗ cẳng trâu
-
Bờ sông lại lở xuống sông
Bờ sông lại lở xuống sông
Đàn bà mà lấy đàn ông, thiệt gì
Chú thích
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Giao đoan
- Giao ước, thề hẹn cùng nhau.
-
- Đội xếp
- Cảnh sát thời Pháp thuộc (từ tiếng Pháp chef).
-
- Con so
- Con đầu lòng.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Nhọn mồm
- Ác mồm ác miệng.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...