Tìm kiếm "bát hương"

Chú thích

  1. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  2. Be
    Bình đựng rượu, làm bằng sành, sứ hoặc đá quý, bầu tròn, cổ dài và hẹp.

    Be rượu bằng sứ

    Be rượu bằng sứ

  3. Me
    Con bê (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
  4. Thu thủy, xuân sơn
    Phiếm chỉ người con gái đẹp: ánh mắt lóng lánh trong trẻo ví như dòng nước mùa thu, lông mày phơn phớt đẹp tựa dải núi mùa xuân. Nguyên từ một câu trong tập Tình sử (cổ văn Trung Quốc): Nhãn như thu thủy, mi tựa xuân sơn.

    Làn thu thủy, nét xuân sơn
    Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh

    (Truyện Kiều)

  5. Cào cào
    Một loại côn trùng ăn lá, có đầu nhọn (khác với một loại côn trùng tương tự có đầu bằng gọi là châu chấu). Cào cào thường sống ở các ruộng lúa, rau và ăn lá lúa, lá rau, gây thiệt hại tới mùa màng.

    Cào cào

    Cào cào

  6. Chi chi: nhiều việc chưa biết, khó hiểu. Chành: rành; chành chành: rành rành, sự rõ ràng. Kinh thi Việt Nam của Trương Tửu lại đề nghị dị bản khác là "Chu chu rành rành", nghĩa là "Nay bá cáo cho mọi người cùng biết".
  7. Cái đinh, ám chỉ súng đạn.
  8. Có nguồn cho rằng câu này chỉ đến sức mạnh vũ trang Tây phương mà tới cuối thế kỷ 18 người Việt ta mới biết, điển hình là sự kiện quân Pháp nổ súng vào cửa Đà Nẵng năm 1858. Nguồn khác lại cho câu này liên quan đến sự kiện ta nổ súng vào đồn Mang Cá năm 1885.
  9. Ám chỉ việc vua Lê Hiển Tông chết vào ngày Mậu Ngọ (ngày 17), tháng Ngọ (7), năm Bính Ngọ (1786), sau 47 năm trị vì. Nhà vua chết vào đúng lúc kinh đô Thăng Long bị quân Tây Sơn chiếm giữ. Có nguồn cho câu này chỉ sự kiện vua Tự Đức băng hà vào năm 1883 hay vua Hàm Nghi bị người Pháp đày sang Bắc Phi năm 1888.
  10. Ngụ đế
    Tạm giữ ngai vàng (chữ Hán).
  11. Có nguồn cho câu này ám chỉ ba vua trước đời Hàm Nghi: Dục Đức (làm vua ba ngày năm 1883), Hiệp Hòa (làm vua bốn tháng 1883), Kiến Phúc (tại vị 1883-1884) lần lượt lên ngôi và đều bị sát hại. Giả thiết khác cho rằng câu này chỉ tình trạng vào cuối thế kỷ 18, đầu 19, nước ta bị chia ba, miền Bắc dưới quyền vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), miền Trung là Thái Đức (Nguyễn Nhạc), và miền Nam dưới tay Gia Long (Nguyễn Ánh). Nguồn khác lại cho câu này chỉ ba màu trên cờ tam sắc của thực dân Pháp.
  12. Trên dưới đều do Tây cai trị. Có bản chép "Cấp kế thượng hải" (có nghĩa là viện binh từ biển tới), giải thích rằng câu này ám chỉ việc Hoàng tử Cảnh theo ông Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện năm 1789.
  13. Chỉ ba làng Thanh Lạng, Thanh Cốc và Tha Mặc, là nơi vua Hàm Nghi ẩn trốn khỏi sự truy lùng của người Pháp từ 1884 đến 1888.
  14. Chỉ sự kiện vua Hàm Nghi bị bắt năm 1888.
  15. Bài đồng dao này còn được giải nghĩa theo các quẻ trong kinh Dịch. Vì quy mô website có hạn, chúng tôi không thể dẫn ra đây, nhưng khuyến nghị bạn đọc thêm từ các nguồn khác nếu có hứng thú tìm hiểu Dịch học. Bạn có thể bắt đầu từ đây.
  16. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  17. Tường
    Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述  kể rõ sự việc, tường tận 詳盡  rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
  18. Tấn Tần
    Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.

    Trộm toan kén lứa chọn đôi,
    Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.

    (Truyện Hoa Tiên)

  19. Giằng cối xay
    Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".

    Xay lúa

    Xay lúa

  20. Nghĩa giao hòa
    Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
  21. Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
  22. Sông Bồ Đề
    Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

  23. Lọng
    Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.

    Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

  24. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  25. Lim
    Một loại cây cho gỗ rất quý. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ "tứ thiết" (cứng như sắt) của nước ta, gồm đinh, lim, sến, táu. Gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm, nếu để lâu hay ngâm nước bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen.

    Cây lim cổ thụ

    Cây lim cổ thụ

    Gỗ lim

    Gỗ lim

  26. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  27. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  28. Tra hạt
    Đặt hạt giống cây vào vùng đất đã được vun xới, tạo luống, tạo lỗ, chuẩn bị cho việc trồng cây.
  29. Tua rua
    Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey. Ảnh của:  NASA/ESA/AURA/Caltech.

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey.
    Ảnh của: NASA/ESA/AURA/Caltech.

  30. Xâu
    Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
  31. Còng
    Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.

    Con còng

    Con còng

  32. Sêu
    (Nhà trai) đưa lễ vật đến biếu nhà gái trong những dịp lễ tết.
  33. Bánh chưng
    Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  34. Khướu
    Loại chim nhỏ, lông dày xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và các cành cây. Chim khướu có nhiều loài khác nhau, có tiếng hót hay và vang xa nên thường được nuôi làm cảnh.

    Chim khướu

    Chim khướu

  35. Có bản chép: Chiếu.
  36. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  37. Đỏ
    Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
  38. Cối xay
    Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.

    Xay lúa

    Xay lúa

  39. Táo
    Loại cây thân gỗ, tán rộng, lá hình trứng thuôn dài, mặt dưới có lông. Hoa táo nhỏ màu vàng nhạt, mọc thành cụm ở nách lá. Quả có hình trứng, vỏ trơn, thịt quả màu trắng, giòn, khi chín thì xốp và có vị ngọt, chứa một hạt cứng. Quả táo để ăn tươi, ngâm rượu, ngâm nước uống, làm mứt. Lá, quả và nhân hạt táo dùng làm thuốc chữa một số bệnh.

    Quả táo

    Quả táo

  40. Gạo
    Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.

    Cây hoa gạo

    Cây gạo

  41. Cam lộ
    Cũng gọi là cam lồ. Theo nghĩa đen, cam nghĩa là ngọt, lộ là sương, nên "cam lộ" nghĩa là giọt sương ngọt. Theo nghĩa rộng, cam lộ là một thứ rượu ngon ngọt. Trong Phật giáo, cam lộ là thứ nước thơm tho, linh diệu, làm đồ uống của các vị tiên phật, hễ rưới lên mình ai là người đó hết bệnh tật, thậm chí sống lại.

    Hình ảnh phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ

    Hình ảnh phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ

  42. Khoai lang
    Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.

    Thu hoạch khoai lang

    Thu hoạch khoai lang

  43. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  44. Nắc nẻ
    Tên gọi chung các loài bướm cỡ lớn, màu nâu, nhiều bụi phấn, thường bay về đêm, đập cánh phành phạch.
  45. Sơn ca
    Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.

    Chim sơn ca

    Chim sơn ca

  46. Bằng đầu
    Ban đầu (phương ngữ Trung Bộ).
  47. Đăng
    Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.

    Cái đăng

    Cái đăng

  48. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  49. Thục nữ
    Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
  50. Cúng ma
    Cách chữa bệnh lạc hậu, mê tín dị đoan cho rằng phải cúng ma thì mới khỏi bệnh.
  51. Guồng xa
    Máy kéo sợi thủ công để tạo nên sợi, từ đó mới đưa qua khung cửi và dệt thành vải, thành hàng.

    Quay sợi bằng guồng xa

    Quay sợi bằng guồng xa

  52. Muối dưa
    Trộn một hoặc nhiều loại rau, củ, quả với muối và một số gia vị rồi để lên men cho chua, dùng làm thức ăn.

    Dưa cải muối

    Dưa cải muối

  53. Kí lục
    Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.

    Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.

  54. Thế
    Thế chấp, giao tài sản để làm tin khi vay tiền.
  55. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  56. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  57. Lỉnh
    Lảng đi, tránh mặt.
  58. Chợ Dừa
    Chợ nhỏ họp ở Ô Chợ Dừa, một cửa ô của Hà Nội xưa (phía tây hoàng thành Thăng Long).