Con ơi gia cảnh mình nghèo
Ham chi vợ đẹp vợ giàu nó khinh
Tìm kiếm "già la"
-
-
Trời sinh ra lính làm chi
-
Tiếng chày giã dó trong sương
-
Quan trên tống trát về làng
-
Mèo già hóa cáo
-
Cau già khéo bổ thì non
-
Bương già, nhà vững
-
Tre già đan sọt, nứa tốt đan bồ
-
Chó thiến già, gà thiến non
Chó thiến già
Gà thiến non -
Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em
Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cây bồn bồn lá cũng bồn bồn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cây mù u lá cũng mù u
Dị bản
Mù u ba lá mù u
Vợ chồng cãi lộn con cu giải hòa
-
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang. -
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng hay chữ như soi gương vàngDị bản
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà
-
Dốc một lòng lấy chồng hay chữ
-
Mẹ hát con lại khen hay
-
Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng
Thuyền mạnh về lái
Gái mạnh về chồng -
Anh về biết lấy chi đưa
Anh về biết lấy chi đưa
Quýt cam còn nhỏ, buồng dừa còn non -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cha thương con làm nhà tứ trụ
-
Việc đời gẫm lại thêm buồn
Chú thích
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Dó
- Loại cây nhỏ trong nhóm cây gỗ lớn, cao từ 8-12m, có hoa màu trắng. Vỏ cây dó (còn gọi là cây dó giấy) là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy dó.
-
- Seo
- Một công đoạn trong quá trình làm giấy dó. Vỏ cây dó được nấu và ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng, bóc bỏ lần vỏ đen đi, giã bằng cối và chày rồi dùng chất nhầy từ cây mò tạo hỗn hợp kết dính. Hỗn hợp này gọi là "huyền phù" mà người thợ sẽ pha với nước độ lỏng hay đặc tùy theo loại giấy. Khi seo giấy, người thợ dùng "liềm seo" (khuôn có mành trúc, nứa hay dây đồng ken dày) chao đi chao lại trong bể bột dó. Lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, phơi, sấy, nén hay cán phẳng. Xơ dó kết lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó.
-
- Trát
- Giấy truyền lệnh của quan lại ngày xưa. Từ chữ Hán 札 nghĩa là cái thẻ, vì ngày xưa không có giấy nên mọi mệnh lệnh muốn truyền đạt phải viết vào miếng gỗ nhỏ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phù trợ gia cư
- Giúp đỡ, coi sóc việc nhà (chữ Hán).
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Bương
- Giống cây bề ngoài giống như tre, thân to, thẳng, mỏng mình. Các dân tộc miền núi thường dùng thân bương (ống bương) làm vật dụng gia đình như đựng giấy tờ, chứa nước, làm điếu cày, đựng thức ăn,...
-
- Sọt
- Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Bồn bồn
- Một loại cây rau mọc hoang ở vùng đất thấp, có nhiều phèn mặn như các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, nhất là Cà Mau. Mỗi lần vào mùa bồn bồn (mùa nước nổi) người ta chọn phần tươi non của cây bồn bồn (thân, lá, gốc) chế biến thành nhiều món ngon như canh, dưa chua, gỏi...
-
- Kình lộn
- Cãi nhau (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Quản
- Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
-
- Ngọt ngay
- Cũng nói là ngọt ngây, cách nói của Trung và Nam Bộ để mô tả vị ngọt đậm đà.
Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây
Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây
(Hành trình trên đất phù sa - Thanh Sơn)
-
- Nhà tứ trụ
- Kiến trúc truyền thống ở nước ta, có bốn cột cái chính và hệ thống vì kèo có thể kéo dài ra xung quanh để mở rộng mặt bằng. Nhà tứ trụ là kiến trúc phổ biến ở miền quê Bắc Bộ; trong khi ở Nam Bộ, nhà tứ trụ thường chỉ là nơi thờ thần, Phật hoặc từ đường của dòng họ do tính chất kiến trúc nghiêm trang, cân đối của nó.
-
- Củi đậu nấu đậu
- Cảnh anh em nồi da nấu thịt. Tương truyền Tào Thực, con trai thứ của Tào Tháo, là một người rất thông minh. Khi con cả là Tào Phi lên ngôi, vì sợ Tào Thực oán hận làm phản nên bắt Tào Thực phải làm một bài thơ sau bảy bước đi, nếu làm không được sẽ bị chém. Tào Thực vâng lời, đọc bài thơ sau, người đời gọi là Thất bộ thi (thơ bảy bước):
Chử đậu nhiên đậu cơ
Đậu tại phủ trung khấp
Bản tự đồng căn sinh
Tương tiễn hà thái cấp?Phan Kế Bính dịch:
Cẳng đậu đun hạt đậu
Hạt đậu khóc hu hu
Cùng sinh từ một gốc
Thui nhau nỡ thế ru?
-
- Như tuồng
- Như có vẻ.