Miếng ngon nhớ lâu
Lời đau nhớ đời
Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời
Dị bản
Miếng ngon nhớ lâu
Đòn đau nhớ đời
Miếng ngon nhớ lâu
Lời đau nhớ đời
Miếng ngon nhớ lâu
Đòn đau nhớ đời
Biết thì thưa thốt
Không biết dựa cột mà nghe
Năm xưa thầy mẹ bảo em
Chọn mua lấy quả dâu tiên xứ Truồi
Để nhà anh tới chịu lời
Ăn dâu quả ngọt ngẫm người biết ta
Ai ơi về nếm dâu Truồi
Vừa ngon vừa ngọt, ăn rồi lại ăn
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
Cờ đến tay ai người ấy phất
Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Nhà thơ Xuân Diệu giảng đại ý: Người mình trước thường nấu cơm bằng rơm rạ. Cơm chín, phần trên cùng nồi thường bị ướt và nhão không ngon, phần cạnh và đáy nồi cơm dẻo và săn. Người xới thường xới phần trên cho mình trước mới xới phần ngon còn lại cho người khác, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, khách quý. Hơn nữa, bát cơm xới không nên quá vơi hay quá đầy.
Do đũa trước đây vót bằng tre nên không đều, khi so đũa phải chọn những đôi không vênh lệch dành cho người khác trước. Chú ý: xới cơm cho người thì xới sau, còn so đũa cho người lại so trước. Chỉ trong một bữa ăn mà có hai thao tác sau–trước trái ngược hẳn nhau song mục đích lại giống nhau. Thế thật là ý nghĩa.
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.