Tìm kiếm "Con cóc"
-
-
Mất con gà em la cả xóm
-
Gà nhà đá gà tây
Gà nhà đá gà tây
Lỡ đứt dây để gà nó sổng
Ba ngày chó rống, gà cũng chịu sầu
Hỏi anh ở đâu để gà chết tiệt -
Chiều chiều vác cuốc đào lươn
-
Huơ con nghé nhỏ
Dị bản
Ông khách hỏi mua
Nhà ta chả bán
Ông khách hỏi gạn
Nhà ta chả cho
Cắt cỏ ăn no
Theo cày đỡ mẹ
Huơ con nghé nhỏ
Lạc đàng theo chó
Lạc ngõ theo trâu
Nghe mẹ rống đâu
Đâm đầu mà chạy
-
Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi
Mua trâu xem vó
Lấy vợ xem nòi -
Con tài lo láo lo kiêu
Con tài lo láo lo kiêu
Con ngu thì lại lo sao kịp người -
Tiếng anh ăn học nhiều thầy
-
Vai mang bức tượng con mèo
Vai mang bức tượng con mèo
Chị giàu chị ở, em nghèo em đi -
Tôi xa mình chưa mấy con trăng
-
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm mắt mở, đuổi trâu ra cày -
Đôi ta bắt gặp nhau đây
Đôi ta bắt gặp nhau đây
Như con bò gầy gặp bãi cỏ non -
Đôi ta như thể đôi chim
-
Bà ơi cháu quý bà thay
Bà ơi cháu quý bà thay
Quý bà về nỗi bà hay cho quà -
Chó khôn tứ túc huyền đề
-
Tam tinh, khoang nạng thì sang
-
Một đàn cò trắng bay chung
-
Hùm giết người hùm ngủ
-
Quạ mà quạ biết quạ đen
-
Em chớ thấy anh bé mà sầu
Em chớ thấy anh bé mà sầu,
Kìa con ong nó bao nhiêu tuổi,
Nó châm bầu, bầu thui!
Chú thích
-
- Chọ
- Chỗ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Trợt.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Con trăng
- Một chu kì của mặt trăng xoay quanh trái đất, tức một tháng âm lịch.
-
- Tứ tán
- Tứ: bốn. Tứ tán nghĩa là tản ra khắp mọi phía (từ Hán Việt).
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Huyền đề
- Móng thừa ở chân chó, cũng gọi là móng treo hoặc móng đeo. Chó có móng này gọi là chó huyền đề.
-
- Tam tinh
- Xoáy mọc trên sống mũi, nằm giữa hai con mắt gia súc (trâu, bò, ngựa). Có nguồn cho rằng gia súc có xoáy tam tinh là có sức khỏe, nhưng cũng có nguồn lại nói đây là dấu hiệu của gia súc xấu, không nên mua hoặc nuôi.
-
- Khoang nạng
- Ngấn khoang màu trắng chạy từ hai mép tai xuống, giao nhau tại ức con trâu, tạo thành hình chữ V, giống cái nạng.
-
- Đường xà cặp cổ
- Đường khoang trắng quấn quanh cổ trâu, giống như cái gông.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)