Bắt cóc bỏ đĩa
Tìm kiếm "Con cóc"
-
-
Con cóc ở góa đã lâu
Con cóc ở góa đã lâu
Chàng hiu đến nói, lắc đầu không ưng
Nhái bầu đâu ở sau lưng
Nó kêu cái ẹo, khuyên ưng cho rồiDị bản
-
Cóc nghiến răng còn động lòng trời
Cóc nghiến răng còn động lòng trời
Em nói hết lời anh chẳng chịu nghe -
Con cóc nó ngồi trong góc
-
Khi nào cóc mọc hai đuôi
Khi nào cóc mọc hai đuôi
Thằn lằn hai lưỡi, gái nuôi hai chồng -
Cóc kêu dưới rãnh tre ngâm
-
Cóc chết lại có minh tinh
-
Cóc chết bao thuở nhái rầu,
Cóc chết bao thuở nhái rầu
Ễnh ương lớn tiếng, nhái bầu dựa hơi -
Úp chén úp dĩa
-
Trời mưa cóc nhái chết sầu
Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ễnh ương đi cưới, nhái bầu không ưng
Chàng hiu đứng dựa sau lưng
Khều khều, móc móc, cứ ưng cho rồi -
Dễ tức cười con cóc nó leo thang
-
Nực cười cóc nọ leo thang
-
Nực cười cho kẻ đèo bồng
Nực cười cho kẻ đèo bòng
Cóc đòi đi guốc sao xong mà đòi -
Cóc hèn giữ phận cóc quê
-
Cóc hủi núp bụi tre còi
-
Cóc chết bỏ nhái mồ côi
-
Anh có thương em thì cho em một đồng
-
Con cóc lăn lóc bờ tường
-
Con cóc là cậu ông trời
-
Cái cò cái vạc cái nông
Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo vặt lông con nào
Vặt lông con cốc cho tao
Tao nấu tao nướng tao xào tao ănDị bản
Chú thích
-
- Chàng hiu
- Còn gọi là chàng hương, chàng cương, chẫu chàng, nhái bén, một loài thuộc họ ếch nhái, mình nhỏ, chân dài, sống ở đồng ruộng, ao hồ hoặc trên cây.
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- Nhái bầu
- Tên chung của một số loài nhái có bụng to, lưng thường có màu nâu tối, đôi khi có hoa văn.
-
- Bài dân ca Lý con cóc có được phổ từ bài ca dao này.
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Hóc
- Góc nhỏ, khuất.
-
- Ngâm tre
- Một phương thức bảo quản tre truyền thống. Trước khi dùng vào công việc đan lát, xây dựng, thủ công mĩ nghệ, tre thường được ngâm nước một thời gian cho "chín tre," phòng mối mọt, nấm mốc phá hoại. Thời gian ngâm tre có thể kéo dài từ vài tuần đến cả năm, tùy theo mục đích sử dụng. Tre ngâm có mùi hôi thối khó chịu.
-
- Tấm triệu
- Còn gọi là minh tinh, dải lụa dài trên có chữ ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần… của người chết, treo trên một chiếc đòn nhỏ có người khiêng (gọi là giá triệu), được khiêng đi trước quan tài trong đám tang.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Mình ên
- Một mình, đơn độc (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chìa vôi
- Một loại chim giống sẻ, đuôi dài, lông có hai màu đen trắng.
-
- Thẽ thọt
- Nhẹ nhàng, thong thả.
-
- Dạm ngõ
- Một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
-
- Ngóe
- Loại nhái rất nhỏ, thân hình chỉ lớn bằng đầu ngón tay cái.
-
- Bắt
- Phát, khiến cho (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dớt
- Phát, quất, đánh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phảng
- Một nông cụ dùng để phát cỏ của người Nam Bộ. Theo Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, nó là công cụ cải tiến từ dụng cụ phát cỏ của người Khơ-me và nông cụ rựa phát bờ của nông dân Trung Bộ. Phảng làm bằng sắt, lưỡi dài ngắn khác nhau tùy loại, không sắc lắm. Có nhiều loại phản: phảng giò nai, phảng nắp, phảng gai, phảng cổ cò, phảng cổ lùn...
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Bồ nông
- Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.
-
- Cốc
- Loài chim lội nước thuộc họ Bồ nông, thức ăn là các loại động vật thủy hải sản nhỏ
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.