Cá nào chịu được ao này
Chẳng dập con mắt cũng trầy con ngươi
Tìm kiếm "Con cóc"
-
-
Tới đây thủ phận đưa đò
-
Ai về Hoằng Hóa mà coi
-
Ơ nghé ơi, nghé à
-
Anh đây thật đấng trai lành
-
Hồn tôi là hồn con cua
Hồn tôi là hồn con cua
Tám chân hai mắt, biết bò ngang ngang -
Con gà gáy cục kè ke
Con gà gáy cục kè ke
Thức cô mi dậy mà nghe tiếng Tàu
Chém cha con gái nhà giàu
Ham vàng ham hột, đâm đầu lấy Tây -
Dâu non ngon miệng tằm
-
Miễu thần, gà gáy có đôi
-
Mế ơi là mế
-
Lợn bột thì thịt ăn ngon
-
Vừa bằng thằng bé lên ba
-
Gởi con cho bác quạ già
Dị bản
Giao con cho cái quạ già
Biết rằng cái quạ thương là chẳng thương?Gửi con cho lão quạ già
Biết là lão quạ thương là mấy thương?Đem con mà gởi quạ già
Biết đâu quạ để con ta được toàn?
-
Bao giờ cho khỉ đeo hoa
Bao giờ cho khỉ đeo hoa
Cho voi đánh sáp, cho gà nhuộm răngDị bản
-
Mừng chàng khí khái anh hùng
-
Bà đi bà cưỡi con công
-
Đêm nằm đắp chiếu bịt bùng
-
Chơi cho trứng chọi đá tan
-
Giàu chi anh gạo đổ vô ve
-
Chém cha tổ mẹ con gà
Chú thích
-
- Thủ
- Đảm nhận, gánh vác một công việc nào đó.
-
- Chợ Quăng
- Tên một chợ thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Con so
- Con đầu lòng.
-
- Sở Khanh
- Tên một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều. Vốn là một gã ăn chơi, Sở Khanh đã lừa Thúy Kiều rằng y thật lòng yêu thương và muốn cứu nàng khỏi chốn lầu xanh, nhưng cuối cùng lại "quất ngựa truy phong." Cái tên Sở Khanh ngày nay thường được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa những người con gái nhẹ dạ.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mế
- Con bê (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lợn bột
- Lợn đã bị hoạn (thiến), nuôi để lấy thịt.
-
- Con cón
- Gọn gàng, nhanh nhẹn (từ cổ).
-
- Đây là bản dịch Nôm hai câu trong bài thơ Thập cầm (Mười giống chim) của Trần Nguyên Đán. Nguyên văn Hán Việt:
Nhân ngôn kí gửi dữ lão nha
Bất thức lão nha liên ái phầuCâu thơ có hàm ý nhắc nhở Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông đã quá tin tưởng mà giao con là Trần Thuận Tông cho quyền thần Hồ Quý Ly phụ chính (Quý Ly có người cô là mẹ Nghệ Tông nên là vai bác của Thuận Tông). Về sau quả nhiên nhà Trần bị mất về tay Hồ Quý Ly.
-
- Mão
- Vật đội đầu (như mũ) trang trọng ngày xưa, được trang trí cầu kì, thường dùng cho vua quan, quý tộc hoặc vào các dịp đặc biệt.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Vông đồng
- Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.
-
- Vi
- Vây.
-
- Ngầy
- Phiền nhiễu, bực mình.
-
- Hải hồ
- Biển và hồ, chỉ chí khí rộng lớn người con trai trong xã hội phong kiến.
Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ
(Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).