Một mẹ nuôi chín mười con
Chín mười con không nuôi tròn một mẹ
Một mẹ nuôi chín mười con
Dị bản
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ
Một mẹ nuôi chín mười con
Chín mười con không nuôi tròn một mẹ
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ
Đã sinh ra kiếp ở đời
Trai thời trung hiếu hai vai cho tròn
Gái thời trinh tĩnh lòng son
Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai
Trai lành gái tốt ra người
Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên
Trên non tốc một tiếng còi
Thương con nhớ vợ, quan đòi phải đi
Không đi thì sợ quan đòi
Ra đi thì nhớ cá mòi nấu măng
Anh về mắc võng ru con
Đừng nên tơ tưởng trái chanh non trái mùa
Anh về mắc võng ru con
Ai lên xe xuống ngựa, ai đẹp giòn mặc ai
Mẹ góa con côi
Anh về kẻo vợ anh trông,
Kẻo con anh khóc, ai bồng cho anh
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa
Trai cả uống rượu la đà
Tối tăm chẳng biết cửa nhà là đâu
Nào con, nào rể, nào dâu
Trai thì sợ vợ, gái âu nể chồng
Vợ bìu con ríu
Trời sinh trái mít có gai
Con hư tại mẹ dẫn trai vào nhà
Cha già con mọn chơi vơi
Cha làm tới chết, con chơi tối ngày
Chẳng thà con giết mẹ đi
Chẳng thà con chết từ khi lọt lòng
Ba năm bú mớm ẵm bồng
Mong con khôn lớn đền công sinh thành
Tưởng con tuổi trẻ đầu xanh
Nên cơ nên nghiệp rạng danh cửa nhà
Nghe lời lừa phỉnh dèm pha
Bỏ bê nhà cửa con ra ở đồn
Ở đời cay đắng gì hơn
Theo Tây cướp nước phụ ơn sinh thành
Súng Tây con bắn người mình
Nhẫn tâm đến thế sao đành hỡi con
Huyên là một giống cỏ, tục gọi là cây hiên hay kim châm. Trong Kinh thi có câu: "Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối", nghĩa là: ước gì được cây hoa hiên trồng ở chái phía bắc. Theo phương hướng kiến trúc Trung Hoa, chái nhà phía Bắc gọi là "bắc đường", là nơi phụ nữ ở. Từ đó, huyên đường - tức chái nhà có trồng cỏ huyên - còn có ý chỉ người mẹ.
Tiên rằng: Thương cội thung huyên
Tuổi cao tác lớn chịu phiền lao đao
Trông con như hạn trông dào
Mình này trôi nổi phương nào biết đâu
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)