Bao giờ Chợ Quán hết vôi
Thủ Thiêm hết giặc, em thôi đưa đò
Bắp non mà nướng lửa lò,
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm
Tìm kiếm "vè nói ngược"
-
-
Già quét lộ
-
Bồng bồng đổ lộc ra hoa
Bồng bồng đổ lộc ra hoa
Một đàn vợ lính trẩy ra thăm chồng
Trẩy ra có gánh có gồng
Trẩy ra thăm chồng bảy bị còn ba
“Nào ai nhắn nhủ mi ra?
Mi ngồi mi kể con cà con kê
Muốn tốt quảy bị mà về
Việc quan anh chịu một bề cho xong”
Xưa kia anh ở trong phòng
Bây giờ anh đã vào trong hàng quyền … -
Giò Chèm, nem Vẽ
-
Khỏa chèo, mình ngược bến Chèm
-
Tháng giêng lúa mới chia vè
Tháng giêng lúa mới chia vè
Tháng tư lúa đã đỏ hoe đầy đồng
Chị em đi sắp gánh gồng
Đòn càn tay hái ta cùng ra đi
Khó nghèo cấy mướn gặt thuê
Lấy công đổi của chớ hề lụy ai
Tháng hai cho chí tháng mười
Năm mười hai tháng em ngồi em suy
Vụ chiêm em cấy lúa đi
Vụ mùa lúa ré, sớm thì ba giăng
Thú quê rau cá đã từng
Gạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoan
Việc nhà em liệu lo toan
Khuyên chàng học tập cho ngoan kẻo mà
Tháng sáu em cấy anh bừa
Tháng mười em gặt anh đưa cơm chiều -
Canh một dọn cửa dọn nhà
Canh một dọn cửa dọn nhà
Canh hai dệt cửi canh ba đi nằm
Canh tư bước sang canh năm
Chiềng anh dậy học còn nằm làm chi
Một mai chúa mở khoa thi
Bảng vàng chói lọi bia đề tên anh
Bõ công cha mẹ sắm sanh
Tiền lưng gạo bị cho anh về trường
Nghi vệ đóng hai bên đường
Ngựa anh đi trước võng nàng theo sau
Kẻ chiêng người trống đua nhau
Tiếng khoan tiếng nhịp tiếng mau rộn ràng
Rước vinh quy về nhà bái tổ
Ngả trâu bò làm lễ tế thần
Để cho bảy huyện nhân dân
No say được đội hoàng ân từ rày -
Rạng ngày mai, lên quán mua đồ
Rạng ngày mai, lên quán mua đồ:
Tần ô, cá chép, tôm tép, bí đao,
Trầu cau, bánh thuốc, mắm ruốc, ốc sò
Thịt bò, thịt sấu, trái ấu, gân nai,
Bột khoai, bún nấm, nước mắm, tiêu hành
Sâm-banh, rượu chát, cô-nhắc, la ve,
Cà phê, bánh sữa, đãi anh một bữa cho phỉ tâm tình
Mai sau anh rõ lại, biết mình là con gái khôn. -
Ai đem tôi đến chốn này
Ai đem tôi đến chốn này
Bên kia Vạ Cháy, bên này Bang Gai
Trên đồn có lão quan hai
Cửa Lục tàu đậu một vài chỗ sâu
Thằng Tây mưu mẹo đã lâu
Đóng ba chiếc tầu chạy cạn cả ba
Một chiếc thì chạy Cốt Na
Chiếc vào Hà Sú, chiếc ra Hà Lầm
Mười giờ rưỡi nó kéo còi tầm
Cu li đâu đấy về nằm nghỉ ngơi
Đến mười hai giờ bốn mươi
Síp lê một tiếng muôn người kéo ra
Nó quát một tiếng chẳng là
Nó quát hai tiếng giãn ra hai hàng
Xướng thẻ thì xướng rõ ràng
Nó biên vào sổ đi làm táo tươi
Người thì ghè đá nung vôi
Người thì vác gỗ ai coi cho tường
Người thì xẻ đất đắp đường
Người thì đánh sắt ở trong lò rèn
Người thì xẻ ván đóng xe
Người thì chẻ trúc, chẻ tre đan lồng
Người xe hỏa, người máy rồng
Người biên kho gỗ, người trông kho dầu … -
Về nhà cha đánh mẹ hò
-
Vẽ đường cho hươu chạy
Vẽ đường cho hươu chạy
-
Về nhà rác nhảy tới tai
Về nhà rác nhảy tới tai
Có con heo nái nằm dài thở ra -
Về coi đồng Mía, cồn Trăm
-
Về nhà phụ mẫu có rầy la
-
Về già bệnh tật yếu đau
Về già bệnh tật yếu đau
Do hồi còn trẻ bắt đầu gây nên -
Về thăm Bình Định quê tôi
-
Vẽ rồng chẳng vẽ được vây
-
Vệ sinh ta chớ có lo
Vệ sinh ta chớ có lo
Trâu bò mấy tắm vẫn to hơn mình
Vệ sinh ta chớ có cần
Ăn dơ ở bẩn dần dần tất quen -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Về hưu quen thói to mồm
Về hưu quen thói to mồm
Nếu không lao động lấy lồn mà ăn -
Ai về về với ai ơi
Ai về về với ai ơi
Ai ngược ngược với ai xuôi xuôi cùng
Chú thích
-
- Chợ Quán
- Một địa danh thuộc Sài Gòn xưa, nguyên là ban làng Tân Kiểng, Nhơn Giang (trước 1885 mang tên Nhơn Ngãi) và Bình Yên sáp nhật lại. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong sách Sài Gòn năm xưa thì: Gọi là “Chợ Quán” vì thuở trước chợ nhóm họp dưới gốc những cây me đại thọ lối nhà thương Chợ Quán hiện nay. Chung quanh chợ có nhiều quán xá lốc cốc tựu một chỗ nên đặt tên làm vậy.
-
- Thủ Thiêm
- Địa danh nay là một phường thuộc quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây có bến đò Thủ Thiêm, xuất hiện vào khoảng năm 1912 để vận chuyển người và hàng hóa từ Thủ Thiêm băng qua sông Sài Gòn. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Ở thôn Giai Quý, huyện Nghĩa An có chợ tục gọi là Cựu Thiêm; trước chợ có sông Bình Giang, đối diện tỉnh Gia Định. Tàu biển, thuyền sông tấp nập, dân sở tại làm nghề chở đò ngang, đò dọc và theo dòng nước đem bán thực phẩm như cá, thịt, rau, quả” (Huyện Nghĩa An nay là quận 2 và quận 9. Sông Bình Giang tức sông Sài Gòn.)
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Bến Thuận An
- Bến cảng nằm bên cửa biển Thuận An cách thành phố Huế 15km về phía Đông Bắc, là nơi sông Hương chảy qua phá Tam Giang rồi đổ ra biển Đông. Trước đây cửa biển này có tên cửa Eo, cửa Nộn. Tên Thuận An là do vua Minh Mệnh nhà Nguyễn đặt cho, còn vua Thiệu Trị thì liệt Thuận An là một trong hai mươi thắng cảnh của kinh thành Huế. Vào ngày 11, 12 tháng Giêng âm lịch, nơi đây có lễ hội truyền thống gọi là lễ Cầu Ngư, có hàng ngàn người tham dự.
-
- Lộ
- Đường cái, đường đi lại (từ Hán Việt).
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Bồng bồng
- Loại cây thân cứng, mọc vươn thẳng, lá màu xanh đậm, nhỏ thon dài, ưa nơi đất ẩm, râm mát. Hoa bồng bồng ra từ búp ngọn rồi buông xuống thành từng chùm dài, màu trắng ngà, mùi thơm, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Lá bồng bồng cũng là một vị thuốc nam.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Bị
- Đồ đựng, thường đan bằng cói hay tre, có quai xách.
-
- Quyền
- Cách xưng hô với người có chức vụ ngày xưa (ông quyền, cậu quyền...).
-
- Thụy Phương
- Tên một làng nay thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng có tên nôm là làng Trèm, cũng gọi là làng Chèm, nằm bên bờ sông Nhuệ.
-
- Đông Ngạc
- Tên nôm là làng Vẽ hay kẻ Vẽ, một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, đồng thời nổi tiếng với nghề truyền thống là làm nem.
-
- Lý Ông Trọng
- Tên thật là Lý Thân, một nhân vật truyền thuyết sống vào cuối đời Hùng Duệ Vương, đầu thời An Dương Vương, gốc làng Chèm (Trèm), Từ Liêm, Hà Nội. Tương truyền ông là người rất cao lớn, bản tính cương trực, trung hậu. Bấy giờ nhà Tần (Trung Quốc) có giặc Hung Nô, vua Tần nhờ ông đánh giúp. Ông cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc Hung Nô kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải nhà Tần nữa. Khi biết tin Lý Ông Trọng đã về nước, quân Hung Nô lại kéo sang đánh Tần. Vua Tần lại sai sứ sang Âu Lạc mời Ông Trọng. Ông Trọng không muốn đi nên vua Thục nói rằng ông đã mất. Vua Tần bất đắc dĩ phải đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng (bên trong rỗng, chứa được mấy chục người, có máy giật để cử động chân tay như thật) đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương. Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là "Ông Trọng."
Sau khi ông mất được nhân dân lập đền thờ, gọi là đền Lý Ông Trọng, và xưng tôn ông là Đức Thánh Chèm.
-
- Vè
- Nhánh cây.
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Lúa ré
- Cũng gọi là lúa gié, một loại lúa mùa truyền thống, hạt lúa nhỏ, cơm ngon.
-
- Lúa Ba Trăng
- Một giống lúa cổ ở nước ta, thời xưa được trồng nhiều ở Nghệ An, từ lúc gieo mạ tới lúc lúa chín vừa vặn ba tháng. Lúa Ba Trăng cho gạo trắng, cơm dẻo, nhiều bột. (Theo Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn).
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chiềng
- Trình, trình bày (từ cổ).
-
- Bõ công
- Đáng công.
-
- Nghi vệ
- Nghi phục và thị vệ theo hầu quan hay vua.
-
- Vinh quy
- Trở về một cách vẻ vang (thường nói về người thi đỗ các khoa thi xưa kia). Từ này thường được dùng trong cụm "vinh quy bái tổ" (trở về bái lạy tổ tiên).
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
Hai bên có lính hầu đi dẹp đường.
Tôi ra đón tận gốc bàng
Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.
(Thời trước - Nguyễn Bính)
-
- Ngả
- Giết thịt (ngả trâu, ngả lợn...).
-
- Hoàng ân
- Ơn vua (từ Hán Việt)
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Cải cúc
- Còn gọi là rau tần ô, một loại rau có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, có thể dùng ăn sống như xà lách, hoặc chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh... Cải cúc còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Bí đao
- Còn gọi là bí trắng, là một cây họ dây leo, trái được xào, nấu phổ biến ở mọi miền nước ta. Ngoài ra, hạt và quả còn được dùng trong các bài thuốc dân gian.
-
- Thuốc rê
- Thuốc lá sợi được sản xuất theo lối thủ công, khi hút thường phải tự tay vấn thành điếu. Thuốc rê cũng có thể dùng để nhai. Những người nghiện thuốc ngày trước thường đi đâu cũng mang theo một bọc thuốc rê.
-
- Củ ấu
- Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.
-
- Sâm banh
- Cũng gọi là sâm-panh, một loại rượu vang nổi tiếng có nguồn gốc từ vùng Champagne của Pháp.
-
- Rượu chát
- Rượu vang, vì có vị chát nên dân ta gọi là rượu chát.
-
- Cô nhắc
- Từ tiếng Pháp Cognac, một loại rượu rất nổi tiếng được sản xuất từ vùng Cognac của Pháp.
-
- La ve
- Cũng gọi là la de theo giọng Nam Bộ, cách phát âm bình dân của la bière, tiếng Pháp nghĩa là bia.
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Bãi Cháy
- Tên cổ là Vạ Cháy, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Ngày xưa đây là khu bãi cát ven biển, nơi ngư dân bảo dưỡng thuyền gỗ bằng cách đốt lửa thui thuyền (dưới đáy và bên sườn thuyền thường có con hà bám vào rất chắc có thể ăn hỏng thuyền), do lửa khói quanh năm mà thành tên. Ngày nay với bãi biển bãi cháy, đây là một địa điểm du lịch có tiếng ở Quảng Ninh.
-
- Hồng Gai
- Cũng gọi là Hòn Gai, tên cũ là Bang Gai hoặc Áng Gai, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối thế kỷ 19 trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền. Tại đây có mỏ Hòn Gai, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.
-
- Quan hai
- Tên gọi thời Pháp thuộc của cấp hàm trung úy (lieutenant). Gọi vậy vì quân hàm này có 2 vạch.
-
- Cửa Lục
- Vịnh biển nhỏ ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chỉ rộng 18 km² và chỗ sâu nhất chỉ 17m.
-
- Hà Tu
- Tên cũ là Hà Sú, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có mỏ than Hà Tu, vào thời Pháp thuộc thuộc sự quản lí của công ti than Bắc Kì.
-
- Hà Lầm
- Địa danh nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long. Tại đây có mỏ Hà Lầm, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.
-
- Còi tầm
- Còi báo bắt đầu hoặc kết thúc giờ làm việc các xưởng, mỏ, công trường, nhà máy…
-
- Cu li
- Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
-
- Síp lê
- Từ tiếng Pháp siffler nghĩa là huýt còi.
-
- Trai đò
- Từ gọi những người làm nghề chèo đò trên sông Mã, đồng thời là những người hò các điệu hò sông Mã. Không kể chủ đò, thì những con đò gồm năm trai đò, trong đó người giàu kinh nghiệm nhất cầm tay lái và trông coi con đò, đồng thời cũng là người “bắt cái” khi diễn xướng. Bốn người còn lại là những anh “chân sào” làm nhiệm vụ chèo chống và hát phụ họa.
-
- Đồng Mía, cồn Trăm
- Hai địa danh thuộc thôn Ngọc Điền, nay thuộc thị trấn Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đong đi đổ lại
- Đáp trả lại, cãi lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.