Chàng về Vạn, Vạc chàng ơi
Con chàng bỏ đói ai nuôi cho chàng?
Chàng về Vạn Vạc chàng ơi
Dị bản
Chàng đi Vạn Hoạch chàng ơi
Con chàng bỏ lại, ai nuôi cho chàng?
Chàng đi Vạn Hoạch chàng ơi
Con chàng bỏ lại, ai nuôi cho chàng?
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn
Ai về nhắn chị hàng cau
Giặt buồm, dấp nước, giữ màu cho tươi.
Em về anh mượn khăn tay
Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên.
Đố ai kiếm được vảy con cá trê vàng
Cái gan con tép bạc, mấy ngàn tôi cũng mua.
Ai về Giồng Dứa qua truông
Gió đưa bông sậy bỏ buồn cho ai
Mình về mình bỏ ta đây
Như con tơ rối gỡ ngày nào xong.
Biết nhau đó bỏ nhau đây
Như con tơ rối gỡ ngày nào xong
Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định xách roi dạy chồng
Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...
Chàng về Hồ, thiếp cũng về Hồ.
Chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây.
Đọc xong, chàng biết rằng vợ mình đã nhảy xuống hồ tự tử."
Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo truyền miệng trong dân gian thì tên gọi "Năm Căn" đã có từ hơn 200 năm nay. Đầu tiên, có một người Hoa Kiều tên là Chệt Hột đến đây dựng lên năm căn trại đáy, phía trên bờ thì làm rẫy. Công việc làm ăn rất phát đạt do nguồn cá tôm dồi dào và chưa có người khai thác. Thấy có nhiều hoa lợi nên những người Hoa Kiều và người Việt cũng đến đây làm ăn sinh sống, lần hồi trở nên đông đúc. Vì có vị trí thuận lợi về đường sông nên ghe xuồng thường qua lại chỗ này, và người ta căn cứ vào dấu hiệu là dãy trại đáy năm căn xuất hiện đầu tiên để gọi tên, lâu ngày thành địa danh "Năm Căn."
Giải thích cho tên gọi Bãi Xàu, nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển nêu ra mấy giả thuyết sau:
- Tương truyền ngày xưa người Khmer đang nấu cơm, bỗng nghe tin giặc sắp tới, nên hối hả ăn cơm còn sống để chạy, do đó mới gọi là srok Bày Chau, sau này người Việt đọc chệch thành Bãi Xàu.
- Khi quân triều đình nhà Nguyễn truy đuổi giặc Xà Na Téa tới đây thì quân giặc bỏ chạy khi đang nấu cơm còn sống.
- Xưa có người vào rừng đốn củi, nhân đó lấy trứng trong rừng đem luộc nấu cơm ăn. Trứng chưa chín thì cặp rắn thần xuất hiện đòi trứng, người này bỏ chạy. Lúc trở lại, lửa đã tắt, trứng đã được rắn thần lấy đi, nồi cơm thì còn sống. Hiện nay, cạnh miếu ông Ba Thắc ở xóm Chợ Cũ có hang rắn hổ ngựa, đồn rằng là chỗ đó.