Con chi không chưn mà đi năm rừng bảy rú
Con chi không vú mà nuôi chín mười con
Tìm kiếm "không quỳ"
-
-
Lắm sãi không ai đóng cửa chùa
-
Trăm voi không được bát nước xáo
Trăm voi không được bát nước xáo
-
Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra
Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra
-
Lệnh ông không bằng cồng bà
-
Chạy trời không khỏi nắng
Chạy trời không khỏi nắng
-
Cây ngay không sợ chết đứng
Cây ngay không sợ chết đứng
-
Cha chung không ai khóc
Cha chung không ai khóc
-
Trăm hay không bằng tay quen
-
Dao sắc không gọt được chuôi
Dao sắc không gọt được chuôi
-
Tu đâu không thấy tu chùa
-
Thật vàng không sợ lửa
Thật vàng không sợ lửa
Dị bản
Vàng thật không sợ thử lửa
-
Đồng tiền không phấn không hồ
Đồng tiền không phấn không hồ
Sao mà khéo điểm khéo tô mặt người -
Tư tưởng không thông, vác bình không cũng nặng
Tư tưởng không thông, vác bình không cũng nặng
Dị bản
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cha chết không lo, lo trâu méo lồn
Cha chết không lo, lo trâu méo lồn
-
Dẫu mà không lấy được em
Dẫu mà không lấy được em
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu
– Tu mô cho em tu cùng
May ra thành Phật thờ chung một chùa -
Trăm nghe không bằng một thấy
Trăm nghe không bằng một thấy
-
Thương anh không lấy được anh
-
Con cua không sợ, anh sợ con còng
Dị bản
Con cua không sợ mà sợ con còng
Con kia không sợ mà sợ gái hai lòng hại anhCon cua anh không sợ mà anh sợ con còng
Đấng anh hùng anh không sợ mà anh sợ gái hai lòng hại anhCon cua anh không sợ, anh sợ con còng
Kẻ tiểu nhân anh không sợ, sợ gái hai lòng hại anhCon cua không sợ mà sợ con còng
Một đảng du côn không sợ, mà sợ bậu hai lòng phụ tôi.
-
Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú
Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú
Con gà không vú nuôi chín, mười con
Qua tưởng rằng em má phấn môi son
Ai ngờ má mỏng, môi mòn hỡi emDị bản
- Rắn không chân rắn bò khắp rúGà không vú nhưng nuôi đặng chín mười con
Con rắn không chân mà bò năm dãy núi
Con gà không vú mà nuôi đặng chín mười con
Em đừng lo nhơn nghĩa mất hay còn
Ráng giữ câu tiết hạnh, lòng son anh đợi chờ
Chú thích
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Trăm
- Nói líu lo (từ gốc Hán, theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Tu hú
- Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.
-
- Bi đông
- Cũng gọi là bình toong, phiên âm từ gốc Pháp bidon, đồ đựng bằng kim loại hoặc nhựa, miệng nhỏ, thân to và hơi dẹt, có nắp đậy bằng cách vặn, dùng đựng nước uống hoặc nói chung các chất lỏng để mang đi.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).