Em không lấy chồng thiên hạ đa nghi
Em lấy chồng bỏ cha bỏ mẹ, khổ ra ri hỡi trời
Tìm kiếm "không quỳ"
-
-
Em không tham chi anh bồ lúa quan tiền
-
Ăn không đặng no
-
Cây không trồng không tiếc, con không đẻ không thương
Cây không trồng không tiếc
Con không đẻ không thươngDị bản
-
Nón không quai như thuyền không lái
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nên không bay nói một lời
-
Trai không vợ như ngựa không cương
Trai không vợ như ngựa không cương
-
Cảnh không gì bằng cảnh cau, rau không gì bằng rau khoai
Cảnh không gì bằng cảnh cau,
Rau không gì bằng rau khoai -
Cá không ăn muối cá ươn
Cá không ăn muối cá ươn,
Chồng cãi lại vợ, ra đường bơm xe -
Cơm không ớt như quật thớt vào mặt
Cơm không ớt như quật thớt vào mặt
-
Cây không lá, cá không xương
-
Bạo không ai khen, hèn người ta chê
Bạo không ai khen, hèn người ta chê
-
Anh không lấy được em ngoan
Anh không lấy được em ngoan
Nghe chi những miệng thế gian nhọc lòng -
Ai không ăn gai đầu mùa là dại, ai không ăn mít trái mùa là ngu
-
Thân ta không mẹ không cha
-
Bán trời không văn tự
Dị bản
-
Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác
-
Quả gì không ở cây nào
-
Chín chú không lo bằng mụ o nhọn mồm
-
Khôn độc không bằng ngốc đàn
Chú thích
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Choa
- Tôi, tao, mình. Cách xưng hô của ngôi thứ nhất (phương ngữ của một số tỉnh miền Trung).
-
- Nêu
- Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Mít
- Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...
-
- Tầm gửi
- Còn gọi là chùm gửi, là tên gọi chung của một họ thực vật sống bán kí sinh trên những cây khác. Có khoảng 1300 loại tầm gửi, vài loại trong số đó có tác dụng chữa bệnh.
-
- Văn tự
- Văn bản, giấy tờ.
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Nhác
- Lười biếng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Nhọn mồm
- Ác mồm ác miệng.
-
- Độc
- Đơn lẻ (từ Hán Việt).