Tìm kiếm "trăng tháng mười"

Chú thích

  1. Xuân xanh
    Tuổi trẻ.

    Phong lưu rất mực hồng quần,
    Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

    (Truyện Kiều)

  2. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
  3. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Ba Vát
    Còn gọi Ba Việt, địa danh gốc Khmer (Pears Watt, nghĩa là là chùa Phật). Vào thế kỷ XVIII, nơi đây là huyện lỵ của huyện Tân An - một trung tâm kinh tế khá phồn thịnh thời bấy giờ. Hiện nay Ba Vát là một thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Do cách phát âm của người Nam Bộ, một số tài liệu địa danh này cũng được ghi thành Ba Giác.
  5. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  6. Đẵn
    Đốn, chặt.
  7. Chuối hột
    Một loại chuối dại bản địa của vùng Đông Nam Á, quả có nhiều hạt, là một trong những tổ tiên của các loại chuối hiện đại. Ở ta, chuối hột non (chuối chát) được chế biến thành nhiều món ăn phong phú, ngoài ra chuối hột còn được dùng làm vị thuốc.

    Chuối chát (Chuối hột non)

    Chuối chát (Chuối hột non)

  8. Quỳnh
    Tên gọi chung cho loài cây cảnh có hoa thường nở về đêm, được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm. Dân ta có có thói quen trồng quỳnh chung với cây cành giao. Hoa quỳnh từ lâu đã đi vào thơ văn và nhạc.

    Hài văn lần bước dặm xanh
    Một vùng như thể cây quỳnh cành giao

    (Truyện Kiều)

    Nghe bài Chuyện đóa quỳnh hương của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

    Hoa quỳnh trắng

    Hoa quỳnh trắng

  9. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  10. Bể
    Biển (từ cũ).
  11. Nha Trang
    Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, hiện là một thành phố biển nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà trên cả thế giới về du lịch biển, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước.

    Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.

    Vẻ đẹp Nha Trang

    Vẻ đẹp Nha Trang

  12. Bâu
    Cổ áo.
  13. Hiếu sự
    Việc tang.
  14. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  15. Tự
    Tại, bởi vì (từ cổ).
  16. Tháng bảy, nhìn ra hướng biển mà thấy mây nhiều thì trời sẽ mưa. Ngược lại tháng ba thì nhìn về hướng núi.
  17. Hội đền Hàn Sơn
    Một lễ hội được tổ chức suốt tháng 6 âm lịch hàng năm tại xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa , nhằm tưởng nhớ tới những người có công khai mở vùng đất Hà Trung, các anh hùng dân tộc và Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hội còn có tên là hội Gai, vì diễn ra đúng vào mùa thu hoạch dứa trong vùng.
  18. Hội đền Phố Cát
    Còn gọi là hội Mía, một lễ hội được tổ chức hằng năm tại Kim Tân (nay thuộc thị trấn Thạch Thành, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa). Tương truyền mùa xuân năm 1789, khi chiêu mộ quân sĩ, voi chiến, ngựa chiến ở vùng Tam Điệp - Biện Sơn, Quang Trung đã cùng các tướng sĩ và voi chiến, ngựa chiến thỏa thích ăn mía Kim Tân. Đại phá 29 quân Mãn Thanh thành công, các tướng sĩ đều gọi mía Kim Tân là mía Thuốc, mía Thần. Khi trở lại Thanh Hóa, vua đã có chiếu dụ tổ chức hội Mía.
  19. Tàu
    Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
  20. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  21. Sau khi chinh phục toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, nhà Thanh bắt người Trung Quốc cạo nửa đầu và thắt bím để đồng hóa với người Mãn Châu. Nhiều người bất đồng đã bỏ nước ra đi, một số nhập cư vào Việt Nam.
  22. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  23. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  24. Chạp
    Tháng thứ mười hai âm lịch. Có thuyết cho chạp do đọc trạch từ tiếng Hán lạp nguyệt mà ra.
  25. Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Với vụ chiêm, muốn lúa tốt phải ném mạ vào rằm tháng chín âm lịch, cấy tháng chạp. Lúa sẽ tốt ngập đồng, khi gặt không có đất trống để đặt chân, phải đạp lên gốc rạ mà cắt lúa.
  26. Sú ba dăng
    Phiên âm từ tiếng Pháp surveillant (người giám sát).
  27. Ba toong
    Gậy chống, thường cong một đầu để làm tay cầm. Từ này có gốc từ tiếng Pháp bâton. Các viên chức, trí thức dưới thời Pháp thuộc thường mang theo gậy này.
  28. Cô soong
    Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
  29. Cu li
    Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
  30. Mi nơ
    Từ tiếng Pháp miner (thợ mỏ).