Tìm kiếm "thằng Ngô"
-
-
Môi mỏng nói điều sai ngoa
-
Nhà ngói, cây mít
-
Ăn ít ngon nhiều
-
Đái dắt rau ngót, đái buốt rau sam
-
Hanh heo, đường trèo lên ngọn
Dị bản
Gió heo may, mía bay lên ngọn
Gió sa heo, mía trèo lên ngọn
-
Cành vàng lá ngọc
-
Đầu Ngô mình Sở
-
Gà béo thì bán bên Ngô, gà khô bán bên láng giềng
-
Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời
Khôn chẳng qua lẽ,
Khỏe chẳng qua lờiDị bản
Khôn không qua lẽ,
Khỏe không qua phép
-
Bán chỗ nằm mua chỗ ngồi
-
Cơm chín tới
-
Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay chết ngõng
-
Ông sư có ngãi, bà vãi có nghì
-
Ngồi cầu ở Đơ, nói chuyện quán Mọc
-
Ngói lò Cánh, bánh quán Đanh
-
Lạc đàng bắt đuôi chó, lạc ngõ bắt đuôi trâu
Dị bản
Lạc đàng nắm đuôi chó
Lạc ngõ nắm đuôi trâu
-
Nhất ngon là đầu cá gáy, nhất thơm là cháy cơm nếp
-
Cói chó ngó cá tràu
-
Cơm hẩm ăn với muối vừng
Chú thích
-
- Gia Cát Lượng
- Tên chữ là Khổng Minh, biệt hiệu là Ngọa Long (rồng nằm), quân sư của Lưu Bị và thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông giỏi cầm quân, có tài nội trị, ngoại giao, lại hết lòng trung thành, được đời sau gọi là "vạn đại quân sư" (vị quân sư muôn đời). Ảnh hưởng của Gia Cát Lượng trong dân gian rất lớn - những người có trí tuệ xuất chúng thường được xưng tụng là Khổng Minh tái thế.
-
- Sai ngoa
- Sai lầm, không thật.
-
- Nhà ngói, cây mít
- Nhà lợp ngói thì bền, ít phải sửa chữa, cây mít thì trồng một lần được ăn quả nhiều lần. Chỉ nhà giàu có, có cơ sở vững chắc.
-
- Ăn ít ngon nhiều
- Ăn ít thì thấy ngon miệng, ăn nhiều quá thì thấy ngán, mất ngon. Nghĩa bóng câu này có ý nói: không nên quá tham lam.
-
- Rau ngót
- Còn gọi là rau bồ ngót, bù ngọt hoặc bầu ngọt, một dạng cây bụi, có thể cao đến 2 m, phần thân khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le; sắc lá màu lục thẫm, rau có vị ngọt. Khi hái ăn, thường chọn lá non (món phổ biến là canh rau ngót thịt bằm). Rau ngót được dùng trong y học dân gian thuốc Nam để chữa một số bệnh.
-
- Rau sam
- Một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều cành màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, phiến lá dày, mặt láng, mọc bò lan trên mặt đất. Rau sam có thể dùng để ăn như những loại rau trồng khác. Rau sam phơi khô dùng làm thuốc.
-
- Hanh heo, đường trèo lên ngọn
- Vào tiết thu, khi gió heo may mang hơi lạnh và khô thổi tới thì cây mía sẽ ngọt từ gốc lên tới ngọn.
-
- Ngô
- Cũng gọi là Đông Ngô (phân biệt với Đông Ngô thời Tam Quốc), một nước chư hầu của nhà Chu trong thời Xuân Thu ở Trung Quốc. Ở nước ta, nước Ngô được biết đến nhiều nhất có lẽ qua cuộc chiến tranh Ngô-Việt mà kết cục là nước Việt do Việt Vương Câu Tiễn lãnh đạo đã tiêu diệt hoàn toàn nước Ngô vào năm 473 TCN, Ngô Vương là Phù Sai tự vẫn.
-
- Sở
- Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
-
- Đầu Ngô mình Sở
- Thành ngữ này bắt nguồn từ câu mô tả địa thế của đất Dự Chương (Trung Quốc) trong Chức phương thặng của Hồng Sô: Dự Chương chi địa vi Ngô đầu Sở vĩ, nghĩa là "Đất Dự Chương là đất ở đầu nước Ngô, cuối nước Sở." Sở dĩ nói vậy vì vùng này về mặt địa lí thì giáp với miền thượng du của Giang Tô, xưa thuộc đất Ngô, và miền hạ du của Hồ Bắc, xưa là đất Việt. Tuy nhiên khi sang nước ta thì thành ngữ này lại chỉ sự kì quái, chắp vá lộn xộn, ví như cái đầu của người Ngô, mà cái mình lại của người Sở hoặc ăn mặc kiểu người Sở.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Bán chỗ nằm mua chỗ ngồi
- Chỗ ngồi chỉ chiếu ở đình, nơi ngày xưa chỉ có quan viên trong làng xã mới được ngồi. Chỗ nằm là nhà, đất. Bán chỗ nằm mua chỗ ngồi là bán nhà đất, tài sản để mua chức tước, địa vị.
-
- Cải ngồng
- Một loại cải ăn rất ngọt, được chế biến thành nhiều món ngon.
-
- Ngõng
- Mấu hình trụ để tra cán cối xay, làm điểm tựa, nếu không thì cối xay không quay được.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Hà Đông
- Tên một tỉnh cũ ở miền Bắc nước ta. Tỉnh nguyên có tên là tỉnh Hà Nội, sau khi triều đình Huế cắt phần tỉnh Hà Nội nhượng cho Pháp thì tỉnh lị chuyển về Cầu Đơ và tỉnh cũng đổi tên thành Cầu Đơ. Đến năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi thành tỉnh Hà Đông. Qua một số lần sáp nhập và chia tách, tỉnh Hà Đông cũ hiện nay thuộc địa phận Hà Tây.
Tỉnh Hà Đông đã đi vào thi ca và âm nhạc với bài thơ Áo lụa Hà Đông của thi sĩ Nguyên Sa, được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc (xem trên YouTube).
-
- Ngồi ở cầu Đơ, nói chuyện quán Mọc
- Nói những chuyện phù phiếm vô nghĩa, hoặc chuyện không thuộc phạm vi hiểu biết của mình.
[N]gười nước Nam mà bàn việc Nguyên, Minh, chuyện Đường, Tống, ngồi xó nhà mà tả những cảnh Hoàng Hà, Thái Sơn thực là ngồi cầu Đơ mà nói quán Mọc. (Việt Nam phong tục - Phan Kế Bính).
-
- Ngói lò Cánh, bánh quán Đanh
- Tên lò làm ngói có tiếng ở Hương Canh và một quán bánh đúc ngon ở làng Đinh Xá (theo Địa chí Vĩnh Phúc).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lạc đàng bắt đuôi chó, lạc ngõ bắt đuôi trâu
- Trâu và chó là hai con vật rất nhớ đường về nhà.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Nhất ngon là đầu cá gáy, nhất thơm là cháy cơm nếp
- Đầu là phần ngon nhất của con cá gáy, cũng như cháy cơm là phần thơm nhất của nồi cơm nếp.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Cói chó ngó cá tràu
- Tham muốn những cái quá sức mình. Cói chó chỉ bắt được tép, cá lòng tong... nhưng nhìn thấy cá tràu thì vẫn thèm thuồng.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Kẻ Ngọ
- Địa danh cũ nay thuộc xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."