Bảy làng Kẻ Đám,
Tám làng Kẻ He,
Không đánh nổi giặc què ở núi Thanh Tước
Tìm kiếm "thằng Ngô"
-
-
Được lòng rắn, mất lòng ngóe
-
Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn
-
Tối trời ngời cá
-
Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi
Dị bản
Mưa không quá Ngọ,
Gió không quá Mùi
-
Lụa tốt xem biên, người hiền xem tướng
-
No mất ngon, giận mất khôn
No mất ngon, giận mất khôn
-
Tiền là gạch, ngãi là vàng
-
Ngồi xó ró như chó tiền rưỡi
Dị bản
Ngoan như chó ba tiền rưỡi
Mặt như chó tiền rưỡi
-
Gánh vàng đi đổ sông Ngô
-
Cháu bà nội, tội bà ngoại
Dị bản
Ăn nội tội ngoại
Ăn ngoại vái nội
-
Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn
-
Nước Thanh Lanh, ma Kẽm Dõm
Dị bản
-
Ôm cây đợi thỏ
-
Giàu giờ Ngọ, khó giờ Mùi
-
Bụng bí rợ ăn như bào làm như khỉ
-
Buôn Ngô buôn Tàu không giàu bằng buôn hà tiện
Buôn Ngô buôn Tàu không giàu bằng buôn hà tiện
Dị bản
Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện
-
Khôn ba năm, dại một giờ
Khôn ba năm, dại một giờ
-
Khôn độc không bằng ngốc đàn
-
Ăn lắm thì hết miếng ngon
Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ
Chú thích
-
- Đạm Nội
- Tên cũ là làng Đám (kẻ Đám), nay thuộc xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Xuân Phương
- Tên cũ là làng He (kẻ He), nay thuộc phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Nguyễn Danh Phương
- Còn gọi là quận Hẻo, thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn ở Đàng Ngoài vào thế kỉ 18. Ông tên thật là Nguyễn Danh Ngũ, người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây – nay thuộc Phố Tiên, phường Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Cuộc khởi nghĩa của ông (bị quân chúa Trịnh gọi là giặc què, vì ông đi tập tễnh) kéo dài từ năm 1740 đến 1751 thì thất bại, ông bị xử tử cùng lúc với quận He Nguyễn Hữu Cầu. Đọc thêm.
-
- Thanh Tước
- Tên một ngọn núi cao 59m, thuộc địa phận xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đây là nơi quận Hẻo Nguyễn Danh Phương lập tiền đồn chống chúa Trịnh.
-
- Ngóe
- Loại nhái rất nhỏ, thân hình chỉ lớn bằng đầu ngón tay cái.
-
- Nguyễn Gia Trí
- Họa sĩ nổi tiếng thời kì đầu của mĩ thuật Việt Nam, được mệnh danh là "chả đẻ của sơn mài tân thời Việt Nam" nhờ công lao đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm của ông đã được chỉ định là Quốc bảo.
-
- Tô Ngọc Vân
- Họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam, trong đó những tác phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến là Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen…
-
- Nguyễn Tường Lân
- Họa sĩ nổi tiếng sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam. Ông học khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1928-1933), thuần thục hầu hết các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, chì than, Nguyễn Tường Lân đã sáng tác nhiều tác phẩm, nhưng hầu hết đều đã thất lạc.
-
- Trần Văn Cẩn
- Họa sĩ nổi tiếng vào thời kì đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969) sau khi họa sĩ Tô Ngọc Vân hi sinh.
-
- Tối trời ngời cá
- Kinh nghiệm đánh cá: Những đêm không trăng thì thường có nhiều cá.
-
- Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi
- Kinh nghiệm đoán biết thời tiết: mưa buổi sáng thường không kéo dài sang quá buổi trưa (giờ Ngọ, từ 11h đến 13h); gió (bắc) thường lặng vào buổi chiều (giờ Mùi, từ 13h đến 15h).
-
- Biên
- Mép chạy suốt chiều dài xấp lụa, ở hai đầu khúc lụa, được dệt thật chắc để giữ các sợi ngang không nhích tới nhích lui, nhất là để các sợi dọc không tuột ra. Muốn biết lụa có tốt hay không, người ta thường xem biên lụa. Biên săn và mịn thì lụa mới tốt, mới bền.
-
- Tướng
- Vẻ mặt và dáng người nói chung, thường được coi là sự biểu hiện của tâm tính, khả năng hay số mệnh của một người.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Ngồi xó ró như chó tiền rưỡi
- Ngồi khúm núm.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Cháu bà nội, tội bà ngoại
- Con đẻ ra mang họ nội, nhưng khi cần trông nom lại thường nhờ vả về bên ngoại.
-
- Ngồi dưng
- Ngồi không, không làm việc gì.
-
- Thanh Lanh
- Một làng nay thuộc xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước kia Thanh Lanh là vùng rừng núi âm u, không người ở, khí hậu ẩm thấp, nổi tiếng “ma thiêng nước độc.”
-
- Kẽm Dòm
- Một con đèo trên núi Sóc Sơn, giữa hai huyện Kim Anh và Đa Phúc (trước kia thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, sau hợp nhất thành huyện Sóc Sơn thuộc tỉnh Vĩnh Phú, nay thuộc Hà Nội).
-
- Ngọc Bội
- Một làng nay thuộc xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Ôm cây đợi thỏ
- Từ thành ngữ Hán-Việt Thủ chu đãi thố 守株待兔 (giữ gốc cây đợi thỏ). Theo sách Hàn Phi Tử: Nước Tống có một người nông dân kia đang làm đồng bỗng thấy một con thỏ hoảng loạn chạy vụt qua và đâm đầu vào cây mà chết. Người nọ hí hửng chạy tới nhặt, rồi kể từ đó bỏ bê công việc đồng áng, cứ ngồi dưới gốc cây đợi một con thỏ khác [đâm đầu vào]. Thiên hạ nghe chuyện ai cũng chê cười.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Giàu giờ Ngọ, khó giờ Mùi
- Mới khắc trước giàu sang, khắc sau đã nghèo khó, mới thấy của cải, vật chất là phù du.
-
- Bào
- Đồ dùng nghề mộc, gồm hai lưỡi thép đặt trong khối gỗ, hai bên có tay cầm, dùng để làm nhẵn mặt gỗ. Động tác sử dụng bào cũng gọi là bào. Những việc đau lòng cũng được ví von là xót như bào, ruột xót gan bào...
-
- Độc
- Đơn lẻ (từ Hán Việt).