Tìm kiếm "thằng Ngô"
-
-
Nuôi chí diệt Ngô, đan bồ đựng võ
-
Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì
-
Được làm vua, thua làm đại sứ
-
Con gà béo bán bên Ngô, con gà khô bán láng giềng
Con gà béo bán bên Ngô
Con gà khô bán láng giềng -
Đày vua không Khả, đào mả không Bài
Dị bản
Phế vua không Khả,
Đào mả không BàiBỏ vua không Khả
Bới mả không Bài
-
Mật ngọt chết ruồi
Mật ngọt chết ruồi
-
Bương già, nhà vững
-
Da mồi tóc sương
Dị bản
Tóc bạc da mồi
Da mồi tóc bạc
-
Mèo mả gà đồng
-
Cửu đại còn hơn ngoại nhân
-
Ngơ ngơ như bò đội nón
-
Đồng bệnh tương lân
-
Bụng bí rợ ở đợ mà ăn
-
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
-
Thân tàn ma dại
Thân tàn ma dại
-
Mặt nạc đóm dày
-
Mắt sâu râu rậm
Mắt sâu râu rậm
-
Giàu tặng của, khôn tặng lời
Giàu tặng của, khôn tặng lời
-
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Con cái ngu dại, tổn hại ông cha
Chú thích
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Bà cô bên chồng
- Em gái của chồng.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì
- Xem chú thích ở câu Phiếu đỏ ta bỏ vào bì.
-
- Được làm vua, thua làm đại sứ
- Thời Ngô Đình Diệm làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, những vị trí cấp cao khi không được trọng dụng thường bị thuyên chuyển đi làm đại sứ ở nước ngoài.
-
- Ngô Đình Khả
- (1850 – 1925) Quan đại thần nhà Nguyễn, thân sinh của tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ông chủ trương phản đối việc chính quyền thực dân Pháp truất ngôi và lưu đày vua Thành Thái.
-
- Nguyễn Hữu Bài
- (1863-1935) Quan đại thần nhà Nguyễn. Ông làm Thượng thư bộ Lại trong vòng 16 năm (1917-1933) thời gian dài nhất trong các đời thượng thư bộ Lại triều Nguyễn.
-
- Đày vua không Khả, đào mả không Bài
- Năm 1907, chính quyền Bảo hộ đòi phế truất và lưu đày vua Thành Thái, quan đại thần Ngô Đình Khả đã phản đối quyết liệt và nhất quyết không kí vào tờ biểu. Đến năm 1912, khâm sứ Pháp Mahé đề nghị đào vàng bạc chôn ở lăng Tự Đức, đến lượt thượng thư Nguyễn Hữu Bài nhất quyết phản đối. Dân gian lúc đó có câu này để ca ngợi khí tiết của hai ông.
-
- Bương
- Giống cây bề ngoài giống như tre, thân to, thẳng, mỏng mình. Các dân tộc miền núi thường dùng thân bương (ống bương) làm vật dụng gia đình như đựng giấy tờ, chứa nước, làm điếu cày, đựng thức ăn,...
-
- Da mồi tóc sương
- Da lốm đốm những chấm màu nâu nhạt như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương tuyết; đây là hình ảnh để tả người già (cũng có cách nói da mồi tóc bạc, tóc bạc da mồi).
-
- Mèo mả gà đồng
- Mèo mả chỉ mèo sống hoang ngoài nghĩa địa. Về gà đồng, có ý kiến cho rằng chỉ con ếch, nhưng theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì đơn giản là gà hoang ở ngoài đồng (đối lập với gà nuôi trong nhà, và tạo thành cặp đẳng lập: mèo ở mả / gà ở đồng). Cả câu chỉ "những hạng người không có căn cứ, vô lại, ví như những kẻ trốn chúa lộn chồng" (Từ điển Truyện Kiều - Đào Duy Anh). Ngày nay thành ngữ này cũng dùng để chỉ chuyện quan hệ nam nữ lăng nhăng, không chính đáng.
-
- Cửu đại
- Chín đời (từ Hán Việt).
-
- Ngoại nhân
- Người ngoài (từ Hán Việt).
-
- Cửu đại còn hơn ngoại nhân
- Bà con dẫu xa (chín đời) vẫn còn hơn người ngoài.
-
- Đồng bệnh tương lân
- Cùng chung cảnh ngộ nên dễ thông cảm, đồng tình với nhau.
-
- Bí ngô
- Một giống bí cho quả tròn, khi chín thịt có màu đỏ hoặc vàng cam, dùng để nấu canh. Tùy theo vùng miền mà người ta gọi là bí ngô, bí đỏ, hoặc bí rợ.
-
- Mặt nạc đóm dày
- Mặt nạc là mặt có phần thịt hai má, trán, cằm nhô ra quá nhiều. Đóm dày là đóm (củi) chẻ dày bản, khó cháy. Cả câu chỉ người ngu độn.