Chợ chiều nhiều khế ế chanh
Nhiều cô gái đẹp nên anh chàng ràng
Chàng ràng như ếch hai hang
Như chim hai tổ, như nàng hai nơi
Tìm kiếm "LÚA NHE"
-
-
Tiếng đồn Nghiêu hữu cửu nam
-
Cái cò là cái cò con
Cái cò là cái cò con
Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ
Cái cò bay bổng bay bơ
Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng
Đem về nàng nấu nàng rang
Nàng ăn có dẻo, thời nàng lấy anh. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nước chảy láng linh nước ra Vàm Cú
Dị bản
-
Bậu chê anh quân tử lỡ thì
-
Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc
Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc
Gió nào độc cho bằng gió Gò Công
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơiDị bản
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang
Một tiếng anh than ba bốn đôi vàng em không tiếc
Anh lấy đặng em rồi anh trốn biệt lánh thânĐèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Gió nào độc bằng gió Gò Công.
Anh thương em từ thuở má bồng,
Bây giờ em khôn lớn lấy chổng bỏ anh.Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc,
Dốc nào thấp cho bằng dốc Nam Vang,
Một tiếng anh than, hai hàng lụy nhỏ,
Có một mẹ già, biết bỏ cho ai.Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Dốc nào cao bằng dốc Nam Vang,
Đói no em chịu cùng chàng,
Xuống sông ra biển, lên ngàn cũng theo.
-
Có chồng mặc kệ có chồng
-
Cái quạt mười tám cái nan
Cái quạt mười tám cái nan,
Ở giữa phết giấy, hai nan hai đầu.
Quạt này anh để che đầu,
Đêm đêm đi ngủ chung nhau quạt này.
Ước gì chung mẹ chung thầy,
Để em giữ cái quạt này làm thân!
Rồi ta chung gối, chung chăn,
Chung quần chung áo, chung khăn đội đầu.
Nằm thời chung cái giường Tàu,
Dậy thời chung cả hộp trầu ống vôi.
Ăn cơm chung cả một nồi,
Gội đầu chung cả dầu hồi nước hoa.
Chải đầu chung cả lược ngà,
Soi gương chung cả nhành hoa giắt đầu. -
Bông chi thơm lạ thơm lùng
Bông chi thơm lạ thơm lùng
Thơm cây, thơm rễ, người trồng cũng thơmDị bản
Hoa sao thơm lạ thơm lùng
Thơm cây, thơm lá, người trồng cũng thơm
-
Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu
Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương
– Thương em sao được mà thương
Quần em cột thắt gút như rương khóa rồi
– Khóa rồi mặc kệ khóa rồi
Chờ cha mẹ ngủ, anh lần anh vôDị bản
-
Tàu Nam Vang chạy ra biển Bắc
Tàu Nam Vang chạy ra biển Bắc
Xuồng câu tôm đậu sát bến nga
Thấy em mất mẹ còn cha
Muốn vô hoạn dưỡng biết là đặng không?Dị bản
Chiếc tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát
Xuồng câu tôm đậu sát cành đa
Thấy em có chút mẹ già
Muốn vô nuôi dưỡng biết là đặng không.Tàu Nam Vang chạy ngang sông Hậu
Tàu Vĩnh Thuận hay đậu Tam Bình
Đôi ta nặng nghĩa nặng tình
Biết cha với mẹ hay chuyện chúng mình ra sao ?Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát
Xuồng câu tôm đậu sát mé nga
Em thấy anh có mỗi mẹ già
Muốn vô hoạn dưỡng vậy mà đặng không.
-
Ngày đi trúc chửa mọc măng
-
Tàu xúp lê một, còn trông còn đợi
Tàu xúp lê một, còn trông còn đợi,
Tàu xúp lê hai, còn đợi còn chờ,
Tàu xúp lê ba, tàu ra biển Bắc
Hai tay tôi vịn song sắt, nước mắt chảy ròng ròng
Miệng kêu bớ chú tài công
Khoan khoan, chậm chậm,
Vợ chồng tôi thôi đành ngàn dặm cách phân.Dị bản
Tàu xúp lê một, còn than còn thở,
Tàu xúp lê hai, còn đợi còn chờ,
Tàu xúp lê ba, tàu ra biển Bắc…
Hai tay tôi vịn song sắt, chắc lưỡi kêu trời,
Ngỡi nhân đứng đó, nghẹn lời khó phân.Xúp lê một, còn than còn thở,
Xúp lê hai, nửa ở nửa về,
Xúp lê ba, tàu ra biển Bắc,
Tay vịn song sắt miệng chắc lưỡi kêu trời,
Chồng Nam vợ Bắc sống đời đặng sao?Tàu xúp lê một
Em ơi anh còn trông còn đợi
Tàu xúp lê hai
Anh còn đợi còn chờ
Tàu xúp lê ba
Tàu ra biển Bắc
Tay anh vịn song sắt nước mắt nhỏ từng hồi
Trời ơi nhân nghĩa của tôi xa rồi
Bướm xa tại nhụy, anh với em xa rồi cũng bởi tại ai?Tàu xúp lê một em còn trông đợi
Tàu xúp lê hai em còn đợi còn chờ
Tàu xúp lê ba tàu ra biển
Hai tay em vịn song sắt nước mắt nhỏ dòng
Em kêu hỏi chú tài công
Lấy khăn lông em chặm
Đạo vợ chồng ngàn dặm em không quên.
-
Tay chém tay sao nỡ
Tay chém tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Một lời thề biển cạn non xanh
Chim kêu dưới suối vượn hú trên nhành
Qua không bỏ bậu bậu đành bỏ quaDị bản
Tay cắt tay sao nỡ,
Ruột cắt ruột sao đành.
Lời anh thề nước biếc non xanh,
Theo anh cho trọn tử sanh tại trờiTay cắt tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Mấy khi mà gặp bạn lành
Trách trời vội sáng, tan tành đôi taTay cắt tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Lời thề một mái tóc xanh
Anh không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ anh
-
Tui hun mình dẫu có la làng
Tui hun mình dẫu có la làng
Thì tui la xóm hai đàng chịu phạt chung.
Tui hun mình dẫu có làm hung
Nhơn cùng tắc biến, tui chun xuống sànDị bản
Ôm mình dẫu có la làng
Thì tui la xóm hai đàng phạt chung.
Ôm mình dẫu có làm hung
Nhơn cùng tắc biến, tui chun xuống sànTui ôm, bậu có la làng,
Thì tui ôm riết hai đàng xấu chung.
Tui ôm bậu có làm hung,
Nói cùng bất quá tui chun xuống sàn
-
Bao giờ cho được thành đôi
-
Sá chi một nải chuối xanh
-
Hôm qua anh đến chơi nhà
-
Cái cò lặn lội bờ ao
-
Chàng về Hồ, thiếp cũng về Hồ
Chú thích
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Nghiêu
- (2337TCN – 2258TCN) một vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ đại, một trong Ngũ Đế, vì thuộc bộ tộc Đào Đường nên cũng được gọi là Đường Nghiêu. Ông cùng với các vua Thuấn và Vũ sau này được Khổng giáo xem là các vị vua hiền.
-
- Cửu nam
- Chín người con trai (từ Hán Việt).
-
- Đan Chu
- Tên một người con trai của vua Nghiêu.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Láng linh
- Lênh láng, cách nói của người miền tây nam bộ. Có bản chép là "Láng Linh": tên cánh đồng thuộc địa phận 3 huyện Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên của tỉnh An Giang
-
- Vàm Cú
- Có ý kiến cho rằng địa danh này thuộc tỉnh Trà Vinh, nhưng chưa xác định được cụ thể.
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trà Cú
- Một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh, nằm ở ngã ba nơi sông Hậu đổ ra biển.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tỉ
- So sánh, ví dụ, giống như.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Đèn Châu Đốc
- Thời Pháp thuộc, Châu Đốc lần lượt là tên của một "hạt tham biện," rồi là một tỉnh lấy thị xã Châu Đốc ngày nay làm tỉnh lỵ. Trước mặt thị xã Châu Đốc là sông Hậu, vốn là tuyến đường thủy quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long. Do sông rất rộng và có nhiều cồn nhỏ ở giữa sông, người Pháp đã đặt một ngọn đèn cao (chưa rõ ở địa điểm nào) nhằm làm mốc cho thuyền bè qua lại.
-
- Gò Công
- Nay là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp với thành phố Mỹ Tho. Tỉnh Gò Công ngày xưa bao gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây ngày nay. Gò Công Đông và Gò Công Tây là vùng duyên hải, có hai cửa biển của sông Tiền: cửa Đại và cửa Tiểu. Tên gọi Gò Công xuất phát từ việc vùng đất này trước đây có nhiều chim công (khổng tước), vì vậy tên Hán Việt của Gò Công là Khổng Tước Nguyên. Gò Công gắn liền với tên tuổi người anh hùng Trương Định.
-
- Gió độc Gò Công
- Một tên gọi dân gian của trận bão năm Giáp Thìn (1904).
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Thân
- Thân thiết, gần gũi.
-
- Giường Tàu
- Một loại giường theo kiểu Trung Hoa, có thành cao xung quanh.
-
- Hộp trầu
- Hộp đựng trầu cau.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Dầu hồi
- Dầu ép từ quả hồi, dùng bôi tóc để dưỡng tóc.
-
- Nước hoa
- Nước nấu với hoa để gội đầu cho thơm.
-
- Lục bình
- Một loại bèo có thân mọc cao khoảng 30 cm, lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Lục bình sinh sản rất nhanh nên có mặt rất nhiều ở các ao hồ, kên rạch. Nhân dân ta thường vớt bèo cho lợn ăn, những năm gần đây xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. Ngó lục bình cũng được chế biến thành thức ăn, ngon không kém ngó sen.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Nga
- Một loại cỏ thân ống thường mọc ven sông nước ở miền Tây Nam Bộ.
-
- Hoạn dưỡng
- Nuôi nấng và chăm sóc (từ Hán Việt).
-
- Tam Bình
- Tên một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long. Huyện có đặc sản là cam sành, nổi tiếng thơm ngon và ngọt. Ngoài ra, huyện còn có khu di tích Cái Ngang, chùa Kỳ Sơn, chùa Phước Sơn.... đều là những điểm thu hút khách tham quan cả nước.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Vè
- Nhánh cây.
-
- Xúp lê
- Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
-
- Tài công
- Người phụ trách lái tàu, thuyền chạy bằng máy. Từ này có gốc từ giọng Quảng Đông của "tải công."
-
- Ngỡi
- Tiếng địa phương Nam Bộ của "ngãi" (nghĩa, tình nghĩa).
-
- Sinh tử
- Cũng như tử sinh, nghĩa là sự sống chết (từ Hán Việt).
-
- Đầu xanh
- Chỉ người tuổi còn trẻ.
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
(Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)
-
- Hung
- Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhơn cùng tắc biến
- Người gặp lúc lúc nguy khốn, tất sẽ nghĩ ra cách để ứng phó (thành ngữ Hán Việt).
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Sen Tịnh Đế
- Chữ Hán là Tịnh Đế liên, đóa hai hoa sen nở trên cùng một cuống, vẫn chưa rõ là một loài riêng hay chỉ là hiện tượng dị biến. Về tên của hoa, có người giải thích cho rằng “Tịnh” có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch, liêm khiết; “Đế” có nghĩa là đứng đầu, là cái gốc, hiểu theo nghĩa chung “Tịnh Đế” có nghĩa là đứng đầu các loài hoa về sự thanh tao, thuần khiết. Có người lại cho rằng “Tịnh Đế” có thể bắt nguồn từ việc đây là loài sen quý và hiếm, xưa chỉ dùng để tiến vua nên mới có tên gọi như vậy.
-
- Sá chi
- Kể gì, quý báu gì.
-
- Mủ
- Nhựa cây.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Thang giường
- Thanh gỗ bắc theo chiều ngang của khung giường, để kê ván hoặc chiếu nệm lên trên.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Thõng thòng thòng
- Thõng xuống, trễ xuống.
-
- Hồ Hán Thương
- Con trai thứ của Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly ban đầu là quan đại thần dưới thời nhà Trần, sau đó cướp ngôi nhà Trần (năm 1400), đổi tên nước là Đại Ngu (Ngu ở đây có nghĩa là an vui, hòa bình). Ông làm vua được một năm, rồi truyền ngôi cho con trai thứ là Hồ Hán Thương năm 1401. Hồ Quý Ly trở thành Thái Thượng Hoàng nhưng vẫn nắm mọi quyền hành trong tay. Hồ Quí Ly xây kinh đô mới ở Thanh Hóa gọi là Tây Đô (hay còn gọi là thành Nhà Hồ, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) và ra lệnh bỏ Thăng Long, dời đô vào Thanh Hóa. Phế tích của thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Theo nhà văn Phạm Viết Đào thì "Câu ca dao trên xuất hiện trong thời gian nhà Hồ đang dời đô vào Thanh Hóa, mô tả một chuyện tình bi đát của một căp vợ chồng trẻ. Người chồng là một vị tướng của nhà Hồ, dĩ nhiên là phải theo vua (Hồ Hán Thương) vào Tây Đô. Người vợ thuộc dòng quí tộc, còn quyến luyến với Thăng Long, không muốn rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình cho nên không muốn cùng đi với chồng; hẹn với chồng là mình sẽ vào Tây Đô sau. Khi gần tới Tây Đô, người chồng linh cảm có chuyện không lành ở nhà, chàng bèn quay đầu ngựa, phóng về nhà. Khi vào trong nhà thì chàng thấy mọi người đều tỏ vẻ hoảng hốt. Cô em họ của vợ vội chạy ra bảo chàng cùng đi với mình để tìm chị mình (người vợ của vị tướng). Khi ra tới bờ Hồ Tây, chàng trai chỉ thấy một đôi hài và một tờ giấy đặt trên cái lá sen. Tờ giấy ghi vỏn vẹn có hai câu thơ:
Chàng về Hồ, thiếp cũng về Hồ.
Chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây.Đọc xong, chàng biết rằng vợ mình đã nhảy xuống hồ tự tử."