Những bài ca dao - tục ngữ về "Hồ Tây":

Chú thích

  1. Giả như
    Giống như, ví dụ như (phương ngữ).
  2. Trạng nguyên
    Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
  3. Hồ Tây
    Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.

    Hồ Tây buổi chiều

    Hồ Tây buổi chiều

  4. Kim thằng Quỷ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim thằng Quỷ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  5. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  6. Song toàn
    Còn nói song tuyền, vẹn toàn cả hai (từ Hán Việt).
  7. Trâu vàng hồ Tây
    Theo truyền thuyết, Không Lộ thiền sư, tổ thần của nghề đúc đồng Việt Nam, đã đúc một quả chuông rất lớn. Khi đánh chuông lên, tiếng vọng qua đến Trung Quốc. Con trâu vàng của nước này tưởng là tiếng mẹ gọi, lồng sang nước ta. Không thấy mẹ đâu, trâu vàng bực mình vùng vẫy làm cho cả một đám rừng sụt xuống hoá thành hồ, nên gọi là hồ Kim Ngưu (hồ Trâu Vàng). Kim Ngưu chính là một tên khác của hồ Tây.
  8. Quảng Bá
    Tên cũ là Quảng Bố, một làng cổ nằm ven đê sông Hồng và bên bờ Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Quảng Bá nổi tiếng từ xưa với nghề trồng rau, trồng đào và các loại hoa Tết. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng các loại hoa đã bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa.
  9. Hàng Đào
    Một con phố của Hà Nội xưa, nay thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, phía nam là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sát bờ hồ Hoàn Kiếm, đầu phía bắc giáp phố Hàng Ngang. Ở đây còn di tích của trường Đông Kinh Nghĩa Thục (nhà số 10). Tên phố có nguồn gốc từ mặt hàng vải nhuộm đỏ được bán nhiều ở phố.

    Phố Hàng Đào thời Pháp thuộc

    Phố Hàng Đào thời Pháp thuộc

  10. Yên Phụ
    Tên cũ là Yên Hoa, một làng cổ nằm ven Hồ Tây, có nghề nuôi cá cảnh và nghề làm hương đốt. Nay là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ô Yên Phụ nằm ở làng là một trong năm cửa ô nổi tiếng từ thời xưa của Hà Nội.
  11. Yên Thái
    Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.

    Làng Bưởi ngày xưa

    Làng Bưởi ngày xưa

  12. Có bản chép: Gương thề.
  13. Nhị Hà
    Tên gọi trước đây của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là Nhị Hà (chữ Hán nhị 珥 là vòng đeo tai). Sông còn có tên khác là Phù Luông vì nước sông chảy cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, đến mùa thu nước mới trong trở lại.
  14. Tản Viên
    Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
    Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.

    Tản Viên

    Tản Viên

  15. Làng La
    Tên gọi chung bảy làng ở huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây xưa, nay thuộc quận Hà Đông và huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Bảy làng gồm: La Cả (Ỷ La và La Nội), La Khê, La Du, La Dương, La Phù, La Tinh. Xưa kia bảy làng này đều có nghề dệt cổ truyền. La (羅) theo nghĩa chữ Hán có nghĩa là dệt sợi, đan sợi. Các làng dệt thờ 10 vị tiên sư sống vào thời Lê Trung Hưng từ nơi khác đến cư ngụ và có công cải tiến nâng cao kỹ thuật dệt. Ngoài ra nơi đây còn thờ ông Trần Quý (thế kỷ 19) làm ông tổ nghề dệt gấm.
  16. Có bản chép: Vải Quang. Quang tức làng Thanh Liệt, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  17. Yên Lãng
    Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.

    Húng Láng

    Húng Láng

  18. Diêm Khê
    Tên Nôm là làng Đầm, một làng nay thuộc xã Hợp Tiến, Mỹ Đức, Hà Tây, Hà Nội.
  19. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  20. Đầm Sét
    Một cái đầm lớn thuộc địa phận làng Sét, tên chữ là Thịnh Liệt, còn có tên là Giáp Nhị - quê hương của Tể tướng Bùi Huy Bích cuối thời vua Lê - chúa Trịnh. Cá rô ở đầm Sét, cùng với sâm cầm ở hồ Tây, là một trong những sản vật của Thăng Long-Hà Nội xưa.
  21. Sâm cầm
    Một loài chim thuộc họ gà nước, có đầu và cổ màu đen tuyền, mắt nâu đỏ, mỏ nhọn dài và miếng sừng sau mỏ có màu trắng. Đây là giống chim di cư, mùa đông thường bay về phía Nam và Tây tránh rét. Ở ta, trước đây sâm cầm là đặc sản của vùng hồ Tây (Hà Nội), xưa là một trong những món tiến vua.

    Sâm cầm Hồ Tây

    Sâm cầm Hồ Tây

  22. Thiên duyên kì ngộ
    Sự gặp gỡ lạ lùng, như duyên trời sắp đặt (chữ Hán).
  23. Nhị
    Hai (từ Hán Việt).
  24. Tú tài
    Trong thời kì phong kiến, tú tài là danh hiệu dành cho người thi hương đỗ dưới hàng cử nhân. Người đỗ tú tài thường được gọi là ông Tú, cậu Tú. Vợ họ thì được gọi là cô Tú hoặc bà Tú.
  25. Cửa Nam
    Một con phố của Hà Nội xưa, nay vẫn giữ tên cũ, đi từ phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có tên gọi như thế là do phố ở gần cửa Đông Nam của thành Thăng Long thời nhà Nguyễn.
  26. Hồ Hán Thương
    Con trai thứ của Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly ban đầu là quan đại thần dưới thời nhà Trần, sau đó cướp ngôi nhà Trần (năm 1400), đổi tên nước là Đại Ngu (Ngu ở đây có nghĩa là an vui, hòa bình). Ông làm vua được một năm, rồi truyền ngôi cho con trai thứ là Hồ Hán Thương năm 1401. Hồ Quý Ly trở thành Thái Thượng Hoàng nhưng vẫn nắm mọi quyền hành trong tay. Hồ Quí Ly xây kinh đô mới ở Thanh Hóa gọi là Tây Đô (hay còn gọi là thành Nhà Hồ, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) và ra lệnh bỏ Thăng Long, dời đô vào Thanh Hóa. Phế tích của thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

    Thành Nhà Hồ

    Thành Nhà Hồ

  27. Theo nhà văn Phạm Viết Đào thì "Câu ca dao trên xuất hiện trong thời gian nhà Hồ đang dời đô vào Thanh Hóa, mô tả một chuyện tình bi đát của một căp vợ chồng trẻ. Người chồng là một vị tướng của nhà Hồ, dĩ nhiên là phải theo vua (Hồ Hán Thương) vào Tây Đô. Người vợ thuộc dòng quí tộc, còn quyến luyến với Thăng Long, không muốn rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình cho nên không muốn cùng đi với chồng; hẹn với chồng là mình sẽ vào Tây Đô sau. Khi gần tới Tây Đô, người chồng linh cảm có chuyện không lành ở nhà, chàng bèn quay đầu ngựa, phóng về nhà. Khi vào trong nhà thì chàng thấy mọi người đều tỏ vẻ hoảng hốt. Cô em họ của vợ vội chạy ra bảo chàng cùng đi với mình để tìm chị mình (người vợ của vị tướng). Khi ra tới bờ Hồ Tây, chàng trai chỉ thấy một đôi hài và một tờ giấy đặt trên cái lá sen. Tờ giấy ghi vỏn vẹn có hai câu thơ:

    Chàng về Hồ, thiếp cũng về Hồ.
    Chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây.

    Đọc xong, chàng biết rằng vợ mình đã nhảy xuống hồ tự tử."

  28. Trọng
    Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.