Trăm cái khôn đồn một cái dại
Tìm kiếm "đời người"
-
-
Bông còn thơm con bướm còn đậu, còn theo
-
Dầu cho bữa đói bữa no
-
Đèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Đèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Chị hai ơi, sao chị vội lấy chồng?
Đêm nằm nghĩ tới, nước mắt hồng như tuônDị bản
Đèn nào cao bằng đèn Ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Trách ai ăn ở hai lòng
Sang sông rồi nỡ quên công người chèoĐèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Điệu nào thương cho bằng điệu vợ với chồng
Đêm năm canh hò vọng cho nước mắt hồng tuôn rơiĐèn nào cao bằng đèn Ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Đạo nào thâm bằng đạo vợ chồng
Đêm năm canh hoài vọng nước mắt hồng đầy vơiĐèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Anh thương em từ thuở má bồng
Bây giờ em lớn, có chồng bỏ anhĐèn nào cao bằng đèn Ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Anh đi Lục tỉnh giáp vòng
Đến đây trời khiến đem lòng thương em
-
Hỡi người bạn cũ quen ta
Hỡi người bạn cũ quen ta
Có ai như bạn giúp cho ta một người
Một người mười tám cho xinh
Lời ăn tiếng nói như mình mình ơi -
Hỡi người bạn cũ lâu năm
-
Lạy trời gió thổi lung tung
-
Lời nguyền trước cũng như sau
Lời nguyền trước cũng như sau
Ta không ham vui bỏ bạn, bạn chớ tham giàu bỏ ta -
Anh đi lọng lụa ba bông
Dị bản
Anh đi lọng lụa ba bông
Bỏ em cấy mướn giữa đồng nắng trưaAnh đi lọng lụa ba bông
Bỏ em cấy mướn dựa đồng cây da
-
Chừng nào cây kia không lá
-
May sao may khéo là may
-
Mâm thau chùi sáng, để xuống ván cái xèng
-
Nắng một ngày héo cọng dây dưa
Nắng một ngày héo cọng dây dưa
Anh đi đâu ngồi đó, trời trưa chưa về -
Đi qua cúi nón ngang đầu
-
Cù cù tát nước ao bèo
-
Thiếu chi hoa lý hoa lài
-
Ai cũng muốn phấn dồi lên mặt
-
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất thấy đất rộng thinh thinh
Phải chi anh hoá đặng hai hình
Đi qua chèo thế, để con bạn mình nghỉ tayDị bản
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất thấy đất rộng thênh thênh
Phải chi anh hoá đặng hai hình
Để anh cấy thế cho bạn mình nghỉ ngơi
-
Phải duyên thì dính như sung
Phải duyên thì dính như sung
Chàng hôi như cú cũng chung một giường
Không phải duyên dù ngọt như bát chè đường
Chàng thơm như quế cũng nhường chàng raDị bản
Phải duyên, nó sánh như nhựa sung
Chàng hôi như cú, em cũng nằm chung một giường
Trái duyên, chàng ngọt như bát nước đường
Chàng thơm như quế, em cũng tìm đường em ra!
-
Có lá lốt tình phụ xương sông
Chú thích
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Đèn ông Chánh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đèn ông Chánh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Điệu
- Đạo (đạo anh em, đạo vợ chồng...).
-
- Thâm
- Sâu (từ Hán Việt).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Phèn
- Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Cù cù
- Chim cu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đòi tru
- Dẫn trâu, dắt trâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rèo
- Chăn trâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Mi
- Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
-
- Thu choa
- Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều của một số địa phương Bắc Trung Bộ, thường dùng với kiểu cách bề trên, như "chúng ta," "chúng tao"...
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Dồi
- Đánh phấn cho dính vào da.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thinh thinh
- Thênh thênh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...