Bớ chú đăng chú đi đâu đó
Con mắt chú lờ, chú đạp lọp của tôi.
Tìm kiếm "lờ lờ nước"
-
-
Eo lưng thắt đáy ngậm trái hồ lô
-
Chạy lờ mắc đó
-
Xỏ chân lỗ mũi
Dị bản
Xỏ dùi lỗ mũi
-
Con nít lỗ đít có tinh
-
Em là con gái lỡ thì
-
Trách lòng cha mẹ vụng toan
-
Đếm cua trong lỗ
-
Anh trưa chợ gặp ả lỡ đò
-
Ôm rơm nặng bụng
Dị bản
Ôm rơm rặm bụng
-
Thương em, thương cả cuộc đời
-
Lộ bất hành bất đáo
Lộ bất hành bất đáo
Chung bất đả bất minh
Sương sa lụy nhỏ đầm mình
Đến nay mới biết là tình anh thươngDị bản
-
Trăng đà lu lú đỉnh đồi
Trăng đà lu lú đỉnh đồi
Anh không lo liệu còn ngồi mãi chăng? -
Diều lên có gió mới lên
Diều lên có gió mới lên
Anh lo em liệu mới nên cửa nhà -
Tôi đi ngang nhà má
-
Lạc lò cò
Lạc lò cò
Mò cuốc cuốc
Cò chân trước
Cuốc chân vàng
Sang đây chơi
Ngồi đây hát
Mỏ dính cát
Thì xuống sông
Bùn dính lông
Thì đi rửa
Chân giẫm lúa
Thì phải treo
Cù kheo à ập. -
Bậu có chồng như cá vô lờ
-
Năm canh thì ngủ lấy ba
Năm canh thì ngủ lấy ba
Hai canh lo lắng việc nhà làm ăn -
Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
-
Làm khi lành để dành khi đau
Làm khi lành để dành khi đau
Dị bản
Mần khi lành để dành khi ốm
Chú thích
-
- Hồ lô
- Nghĩ gốc là quả bầu nậm (từ chữ Hán 葫蘆 hồ lô), loại bầu có eo quả co thắt lại. Vì ngày xưa vỏ bầu khô dùng để đựng rượu nên hồ lô còn có nghĩa là bầu rượu. Trong phong thủy và văn hóa Trung Hoa, hồ lô tượng trưng cho điềm lành.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Xỏ chân lỗ mũi
- Câu thành ngữ này vốn chỉ hành động uốn dẻo, tự xỏ chân vào lỗ mũi mình, nghĩa bóng là khoe khoang sự mềm dẻo khéo léo. Sau này "xỏ chân lỗ mũi" được hiểu là xỏ chân mình vào lỗ mũi người khác, nghĩa bóng chỉ sự hỗn láo. Câu này có một dị bản là "Xỏ dùi lỗ mũi" với ý nghĩa tương tự.
-
- Con nít lỗ đít có tinh
- Nhỏ mà khôn ranh.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Vụng toan
- Toan tính vụng, sai, thường là do vội vã.
-
- Đếm cua trong lỗ
- Tính đếm cái mà mình chưa có thì cũng như đếm cua trong lỗ, không có gì chắc chắn cả.
-
- Anh trưa chợ gặp ả lỡ đò
- Duyên phận của những kẻ lỡ làng.
-
- Rơm
- Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).
-
- Ôm rơm nặng bụng
- (Khẩu ngữ) ví việc làm không đâu, không phải việc của mình nhưng cứ làm, nên không những không mang lại lợi ích mà còn tự gây vất vả, phiền phức cho mình.
-
- Lỡ cỡ
- Dang dở, nửa chừng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Lộ bất hành bất đáo, chung bất đả bất minh
- Đường không đi không đến được, chuông không đánh không kêu được. Nguyên trích từ sách Tăng quảng hiền văn (tuyển tập những câu ngạn ngữ dân gian của Trung Quốc): "Lộ bất hành bất đáo, sự bất vi bất thành. Nhân bất khuyến bất thiện, chung bất đả bất minh."
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Trí tri
- Biết rõ, suy xét thấu đáo (chữ Hán).
-
- Lỗ đầu
- Rách da đầu, chảy máu hoặc vỡ đầu (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tía
- Cha, bố (phương ngữ Nam Bộ). Từ này có gốc từ cách phát âm của người Triều Châu khi đọc chữ gia (cha).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Hom
- Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.